xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lê Văn Sáng, giáo viên Trường Phan Sào Nam, quận 3-TPHCM: Thiết kế luật phải tính đến lợi ích của Nhà nước, công dân

Theo dõi Quốc hội thảo luận nội dung về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), tôi hiểu được tâm trạng của các đại biểu khi họ không đồng ý đánh thuế TTĐB đối với xe gắn máy. Chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình về vấn đề này. Ở góc độ của một nhà giáo, một cán bộ công chức (CBCC) Nhà nước, tôi xin bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này như sau:

Đối với một bộ phận lớn CBCC mà thu nhập chủ yếu dựa vào tiền lương, để mua một chiếc xe gắn máy vừa bền, vừa đảm bảo chất lượng nhiều khi phải mất mấy năm trời. Nói như vậy cũng có thể hiểu rằng sắm được chiếc xe tốt là mơ ước của CBCC. Rõ ràng, với các đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt là CBCC, suy cho cùng xe máy chỉ là phương tiện đi lại, chứ không phải là phương tiện để kiếm sống, càng không phải là mặt hàng xa xỉ. Áp dụng thuế TTĐB đối với xe gắn máy là không hợp lý, không đúng thực tế.

Ở các TP lớn, khi phương tiện vận tải hành khách công cộng chưa thu hút người dân (vì nhiều lý do khác nhau), chắc chắn còn lâu người dân, trong đó có CBCC, vẫn đi lại bằng xe gắn máy. Người dân hoàn toàn tán thành chủ trương hạn chế xe gắn máy để giảm tai nạn giao thông của Đảng và Nhà nước. Song, nếu cho rằng việc đánh thuế TTĐB đối với xe gắn máy là biện pháp để giảm tai nạn giao thông, tăng thu ngân sách là cách suy diễn một chiều, khó lòng thuyết phục. Mua xe đắt tiền, người dân lo ngại bị đánh thuế, song nếu sử dụng xe với giá rẻ nhưng có chất lượng kém hơn để “né” thuế, tính mạng bản thân chưa chắc được đảm bảo.

Xung quanh vấn đề này, có thể rút ra một kinh nghiệm: Ở lĩnh vực nào cũng vậy, luật được ban hành phải đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước và công dân, không nên vì lợi ích cục bộ của riêng một ngành. Khi người dân bỏ tiền sở hữu phương tiện đi lại mà trong lòng cũng cảm thấy mãn nguyện là đã thực hiện trách nhiệm của công dân (đóng thuế), đó mới là mục đích cuối cùng mà luật cần đạt đến.

Vĩnh Tùng ghi


Ông Nguyễn Ngọc Nhân, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận 5 - TPHCM:

Cần chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hiện nay, khi đến các cơ quan, đơn vị, thậm chí ở nơi công cộng, chúng ta thường thấy khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Một câu khẩu hiệu nhắc nhở mọi người rằng, Nhà nước của ta là Nhà nước pháp quyền, việc tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Thế nhưng, trong thực tế, vừa qua, có nhiều ngành, nhiều địa phương vi phạm pháp luật. Điều này được nhiều người lý giải bằng hai nguyên nhân: Không biết luật nên vi phạm và hiểu sai luật nên vi phạm luật.

Ở đây tôi loại trừ những quy định của pháp luật chưa phù hợp nên gây khó khăn, cản trở việc thực hiện; loại trừ nguyên nhân luật pháp chưa nghiêm và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế mà chỉ đề cập vấn đề đưa luật đến với mọi tầng lớp nhân dân. Người dân không biết luật đã đành, trong các vụ án kinh tế lớn như Minh Phụng - Epco, Tamexco, Tân Trường Sanh, hoặc vụ án hình sự Năm Cam và đồng bọn đang diễn ra, nhiều bị cáo từng là cán bộ lãnh đạo cấp cao, nắm giữ chức vụ quan trọng cũng viện dẫn lý do phạm tội là vì thiếu hiểu biết pháp luật. Trong các lĩnh vực đời sống, xã hội khác cũng có quá nhiều vi phạm: từ xây dựng, giao thông, môi trường, đến giáo dục, văn hóa, y tế... Do không biết luật mà phá rừng, lấp sông, lấn chiếm kênh rạch, xả rác thải làm ô nhiễm môi trường, xây cất trái phép...

Mới đây, báo chí đăng tải kết quả một cuộc điều tra ở một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, có đến 80% cán bộ công chức không biết luật giao thông! Vậy thì gốc của vấn đề là luật chưa đến được với tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân. Ta tốn nhiều công sức, tiền của để Quốc hội làm ra luật, nhưng khâu quan trọng nhất là đưa luật vào đời sống, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì lại chưa làm tốt. Hiện nay, các văn bản pháp luật mới ban hành chỉ đăng trong công báo, nhưng công báo thì không phải ai cũng tìm được vì chỉ phát hành hạn chế trong các cơ quan, tổ chức. Hoặc được in một cách hệ thống trong những tập sách dày với giá vài trăm ngàn đồng một quyển mà không phải ai cũng có khả năng tiếp cận. Tìm hiểu pháp luật khó khăn như vậy thì người dân không biết luật là điều dễ hiểu. Tôi được biết, ở nước ngoài, công báo được bán với giá rất rẻ, mục đích là nhằm phổ biến kiến thức luật pháp cho người dân, để ai cũng mua được, đọc được. Tôi đề nghị, tất cả các văn bản pháp luật sau khi Quốc hội thông qua, bằng mọi cách, phải được phổ biến đến từng người dân: Công báo phát hành rộng rãi, tài liệu tuyên truyền luật pháp phải được phát miễn phí cho dân, đưa giáo dục luật pháp vào chương trình học phổ thông để mọi người hiểu pháp luật, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

L. Thủy GHI

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo