xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lỗ hổng giáo dục

Lê Trường

​Dư luận không khỏi “cười ra nước mắt” trước câu chuyện về đề thi học kỳ II môn ngữ văn lớp 12 hôm 12-4 đã đưa 2 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận về khu vực ĐBSCL.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đồng Nai giải thích sai sót trên do cán bộ ra đề thi không phát hiện sự nhầm lẫn kiến thức về mặt địa lý trong nội dung câu trích dẫn trên báo.

Đây không phải là trường hợp sai sót cá biệt của giáo viên khi ra đề thi. Cũng môn ngữ văn ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2011-2012 tại tỉnh Khánh Hòa, học sinh được yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương từ 2 câu nói được cho là của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Thật ra, đây là 2 câu thơ của nhà thơ Kahlil Gibran (người Mỹ gốc Lebanon), được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch sang tiếng Việt.

Khi xảy ra sự cố trong đề thi, lãnh đạo các sở GD-ĐT đều khẳng định lỗi sai của 2 đề văn nói trên ít ảnh hưởng đến kết quả làm bài của học sinh. Thế nhưng, người ngoài ngành thì khó mà chấp nhận được bởi nó thể hiện một lỗ hổng quá lớn trong quy trình ra đề thi cũng như kiến thức của các cán bộ ngành. Giáo viên trực tiếp ra đề có thể sơ suất, không cẩn thận nhưng theo quy định của ngành, trước khi đến tay học sinh, đề thi phải được thẩm tra. Lẽ nào cả tổ chuyên môn không ai phát hiện!?

Từ trước đến nay, khi ngành GD-ĐT có chuyện “lùm xùm”, báo chí lên tiếng thì bị cho là quá soi mói. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Giáo viên ra đề thi sai sót, các chuyên viên bộ môn thẩm định đề hời hợt, vậy khi chấm thi sẽ như thế nào? Với những sai sót như trên, liệu rằng việc dạy và học ở bậc phổ thông hiện nay có đạt chuẩn như những người có trách nhiệm của ngành GD-ĐT khẳng định? Ai dám cam đoan rằng trong số kiến thức mà học sinh được truyền đạt không có những phần bị sai?

Trở lại câu chuyện 2 đề thi văn lạ lùng nói trên, rõ ràng giáo viên ra đề không chỉ sai sót về chuyên môn mà còn hổng cả kiến thức xã hội. Trong xã hội thông tin ngày nay, nếu các giáo viên chỉ tập trung vào kiến thức môn học mà không bao quát được kiến thức xã hội thì sẽ trở nên bảo thủ, lạc hậu và đặc biệt là không hiểu được người học; đồng thời cũng dễ dẫn đến những “sự cố” chuyên môn đáng tiếc.

Giáo dục là một ngành rất đặc biệt, không giống bất kỳ ngành nghề nào khác, với trọng trách thiêng liêng là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, ở tất cả các lĩnh vực. Thầy cô giáo là nền tảng tạo nên sự vững mạnh, uy tín, chất lượng của ngành GD-ĐT.

Vậy nên, những khiếm khuyết, sai sót cho dù sơ đẳng chăng nữa sẽ tạo nên lỗ hổng khó chấp nhận của ngành, gây hệ quả xấu cho xã hội. Và nếu lỗ hổng ấy tiếp tục lan rộng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước và nhiều thế hệ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo