xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo lắng bệnh mới nổi

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Các quốc gia ASEAN đang đứng trước nguy cơ lây lan những bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm như MER-CoV, Ebola, cúm A/H7N9, bại liệt…

Đó là cảnh báo được đưa ra tại hội thảo bên lề Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN+3 với chủ đề “Phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi”, tổ chức ở Hà Nội ngày 17-9.

Nhiều virus nguy hiểm với người

Theo GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, ngoài một số bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra ở nhiều nước trong khu vực như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, sốt rét kháng thuốc... thì hơn 0,5 tỉ người ở các quốc gia ASEAN đang có nguy cơ bị lây lan từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm ở các khu vực khác. Nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi như: MER-CoV, Ebola, cúm A/H7N9, bại liệt... đang tạo áp lực cho hệ thống y tế của các nước thành viên ASEAN và đe dọa an ninh y tế toàn cầu.

Nguy cơ lây nhiễm các bệnh từ gia cầm không rõ nguồn gốc hiện rất lớn
Nguy cơ lây nhiễm các bệnh từ gia cầm không rõ nguồn gốc hiện rất lớn

Ông Takeshi Kasai, Giám đốc quản lý các chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết những năm gần đây, khu vực này được coi là nơi dễ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1, H5N6, Ebola… Đến thời điểm này, sốt xuất huyết do virus Ebola không còn là bệnh của khu vực châu Phi mà đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Dịch Ebola bùng phát tại châu Phi đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Từ đầu năm đến nay, châu lục này đã ghi nhận 4.422 ca mắc Ebola, trong đó 2.261 người tử vong.

Theo ông Kasai, tỉ lệ tử vong do căn bệnh nguy hiểm Ebola có thể từ 24%-89%, tùy từng vùng. Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng nguy cơ là hoàn toàn có thể. Ngoài Ebola, Việt Nam còn đang đứng trước nguy cơ bị dịch cúm gia cầm H7N9 xâm nhập từ quốc gia láng giềng Trung Quốc.

Bà Wang Lili, đại diện cơ quan kiểm soát phòng chống bệnh dịch thuộc Bộ Y tế Trung Quốc, báo động dịch cúm A/H7N9 vẫn xuất hiện rải rác tại các hộ gia đình ở nhiều địa phương của nước này. Tỉ lệ tử vong do dịch cúm A/H7N9 chiếm tới gần 40% số ca mắc trong số hơn 80% người có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay môi trường tương tự trước khi khởi phát bệnh.

Theo bà Wang, sự lây lan của virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc được ghi nhận chủ yếu từ chợ bán buôn sang chợ bán lẻ gia cầm sống, sau đó lây truyền tới người. Các nhà khoa học vẫn đang phân tích khả năng biến thể cũng như phương thức lây truyền của chủng virus này.

75% bệnh có nguồn gốc từ động vật

Hơn 10 năm qua, thế giới ghi nhận hàng loạt vụ dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi với số mắc và tử vong tăng cao, tập trung nhiều ở châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, sự gia tăng của một số bệnh truyền nhiễm mới nổi đang đe dọa sức khỏe hàng triệu người dân. Đáng lo ngại là đến 75% bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật.

Phân tích về nguyên nhân xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi, GS-TS Hiển cho rằng quá trình toàn cầu hóa trong giao thương đi lại, sự thay đổi của khí hậu, môi trường, gia tăng kháng thuốc, mật độ dân cư đông đúc hơn, hệ miễn dịch yếu... đã làm tăng cơ hội phát tán những tác nhân gây bệnh. Những điều kiện nêu trên đã làm thay đổi đặc tính di truyền học của virus theo hướng thích nghi và dễ lây lan sang người hơn, đồng thời làm giảm khả năng đáp ứng của con người. “Những biến đổi này không chỉ dừng lại ở chủng virus dễ thay đổi để thích nghi như cúm mà còn lan cả sang chủng virus Ebola gây bệnh sốt xuất huyết” - GS-TS Hiển lo ngại.

Nhấn mạnh sự nguy hiểm của những bệnh mới nổi là thách thức đối với các nhà khoa học, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, ông James Kile - Giám đốc chương trình cúm và cúm gia cầm, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ - đề nghị xây dựng các văn phòng đáp ứng khẩn cấp tại những quốc gia Đông Nam Á để tăng cường giám sát chủ động, tăng năng lực chẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.

Tăng tính hấp dẫn cho BHYT

Sáng cùng ngày, phát biểu tại hội thảo “Bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) khu vực phi chính thức”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết từ ngày 1-1-2015, Luật BHYT sẽ mở rộng quyền lợi cho các đối tượng tham gia BHYT. Trong đó, người nghèo và người dân tộc thiểu số sẽ không phải chịu đồng chi trả khi khám chữa bệnh BHYT.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Việt Nam cũng như các nước ASEAN đang phải đối mặt với thách thức trong việc mở rộng bao phủ BHYT đối với khoảng 30% dân số còn lại chưa tham gia BHYT. Ngoài việc hỗ trợ các đối tượng tham gia BHYT, ngành y tế đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng tính hấp dẫn của BHYT gắn với các chính sách để khuyến khích người dân tự giác tham gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo