xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lòng yêu nước

Dương Trung Quốc - Ảnh: quang liêm

Lòng yêu nước hay tình yêu Tổ quốc... có thể còn nhiều cách biểu đạt khác bằng ngôn từ chứa đựng trong đó cả tình cảm lẫn lý trí của mỗi người với quốc gia mà họ gắn bó như một công dân, với mảnh đất là nơi chôn nhau cắt rốn nhưng cũng có thể chỉ là nơi đã gắn kết một phần đời và chấp nhận như Tổ quốc của mình. Cũng vì thế, tình yêu ấy dường như là phần cao cả mà ai cũng có. Bởi lẽ, không ai là không có mảnh đất để mình gắn bó như Tổ quốc, cho dù không ít người do hoàn cảnh phải tha hương. Nhưng đôi khi, chính tình cảnh ấy lại làm sâu sắc hơn tình yêu đối với Tổ quốc của mình.

Lịch sử cũng lại cho thấy chính tình yêu tưởng chừng hiển nhiên với mọi người này lại là điều dễ gây ra những nhận thức khác nhau, đôi khi xung đột nhau. Hình như mỗi người ở vào những hoàn cảnh khác nhau lại có cách hiểu khác nhau và ở mỗi thời lại cũng có thể có những thay đổi trong nhận thức về tình yêu ấy.

Nhạc sĩ Phạm Duy năm 1952 đã sáng tác một nhạc phẩm có thể nói “để đời” đối với sự nghiệp âm nhạc của ông, đó là bản Tình ca. Ca từ của Tình ca chứa đựng biết bao cách biểu cảm về tình yêu Tổ quốc: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi... Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh... Đất nước tôi! Dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn, đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi... Tôi yêu biết bao người, Lý, Lê, Trần và còn ai nữa, những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai. Vì yêu, yêu nước yêu nòi, ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca...”.

Bài hát ấy lại được sáng tác vào thời điểm Phạm Duy mới “dinh tê” (về sống ở vùng địch tạm chiếm), do những hoàn cảnh riêng tư vừa từ bỏ cuộc kháng chiến chống thực dân mà ông từng tham gia bằng cả một dòng nhạc kháng chiến của mình và hơn thế nữa. Đương nhiên, với tác giả ấy thì Tình ca một thời gian rất dài không những chẳng được những người coi mình là yêu nước hơn hết vì đã kiên trì tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược sử dụng mà còn bị coi là “phản động” hay “tâm lý chiến”...

 

img

 

Vậy mà giờ đây, sau bao nhiêu biến thiên của lịch sử, bao nhiêu thăng trầm của tác giả, Phạm Duy lại “trở về” với Tổ quốc theo nghĩa đen của chữ này. Sau bao nhiêu năm tha hương và biết bao thay đổi cả trong nhận thức của công chúng, Tình ca của Phạm Duy lại vang lên trên sân khấu, trên sóng điện, mang lại niềm xúc động cho mọi người, kể cả những ai một thời quay lưng với nó.

Niềm xúc động ấy bắt nguồn từ những âm hưởng và ý tứ đụng chạm vào tình cảm sâu thẳm trong mỗi con người Việt Nam. Đó chính là lòng yêu nước, yêu Tổ quốc giang sơn mà tổ tiên mình để lại. Tình yêu ấy còn được thể hiện một cách giản dị trong tiếng ru của mẹ, trong nỗi nhớ nhung hay “câu hò giận hờn không nguôi”, “trong tiếng sáo diều lẳng lơ” và tình yêu với “bác nông phu đội sương nắng bên bờ biển dâu” hay “cô gái bên nhà miệng xinh ăn nói mặn mà có duyên”...

Có thể nói rằng chẳng ai không có tình yêu nước. Tình yêu ấy rất gần gũi và dễ đồng cảm với nhau. Có khác chăng chính là “chủ nghĩa yêu nước” hay luận thuyết yêu nước, là cái chính trị về lòng yêu nước khác nhau mà thôi. Mà chủ nghĩa yêu nước bắt nguồn từ các học thuyết chính trị có nguồn gốc và mục tiêu khác nhau, từ các tầng lớp xã hội có địa vị và lợi ích khác nhau...

Lịch sử dân tộc đã từng chứng kiến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn của mình đã dũng cảm ký bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, chấp nhận Việt Nam là một quốc gia tự do trong Khối Liên hiệp Pháp và một lộ trình đi tới độc lập hoàn toàn để đối phó âm mưu câu kết giữa thực dân Pháp với quân phiệt Trung Hoa Quốc dân Đảng. Và để lòng dân yên, chính vị lãnh tụ của nền Độc lập Dân tộc đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào rằng “Hồ Chí Minh không khi nào bán nước”.

Chỉ một ngày trước cuộc Tổng tuyển cử (5-1-1946), để lôi kéo ngay cả những phần tử còn đứng ngoài, thậm chí chống đối cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng trước ban thờ Đức Phật của chùa Bà Đá (Hà Nội) cùng với nhiều nhân vật đối lập đọc lời thề: “... Nói hy sinh phấn đấu thì dễ nhưng làm thì khó. Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ”.

Điều đó có nghĩa rằng lòng yêu nước chỉ có thể trở thành một động lực gìn giữ vận mệnh của dân tộc một khi nó tìm được sự đồng thuận trong dân mà vai trò của những người lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Một chủ nghĩa yêu nước chân chính thực chất phải là nhân tố tạo nên khối đại đoàn kết của toàn dân. Sở dĩ Tình ca của Phạm Duy cũng như Tình ca của Hoàng Việt, một nhạc sĩ - liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ quốc, giờ đây cùng có thể được hát vang khích lệ lòng yêu nước của quảng đại quần chúng chính là vì nền tảng đoàn kết của toàn dân trải qua mọi thử thách của lịch sử đã được củng cố, mọi người có thể tìm thấy từ những cảm xúc rất khác nhau của sáng tạo nghệ thuật những giá trị chung khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo