xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lọt trách nhiệm các bộ, ngành trong vụ Vinalines

THẾ KHA

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng lẽ ra Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cả Thanh tra Chính phủ phải có trách nhiệm trong vụ việc xảy ra tại Vinalines

Buổi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Huỳnh Phong Tranh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) ngày 22-8 trở nên sôi nổi khi đại biểu (ĐB) Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, liên tiếp đặt câu hỏi về việc TTCP đã bỏ ra ngoài kết luận trách nhiệm của nhiều bộ, ngành liên quan đến các sai phạm tại Vinalines.

Đùn đẩy trách nhiệm

Theo ĐB Lê Thị Nga, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ từng dùng chính kết luận này để nói mình không có trách nhiệm trong sai phạm ở tập đoàn này trước QH. Ngoài ra, trách nhiệm của TTCP đến đâu khi để ông Dương Chí Dũng được thuyên chuyển công tác ngay trong lúc việc thanh tra sai phạm tại Vinalines chưa kết thúc?

Trả lời chất vấn này, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết sau khi kết luận trách nhiệm của chủ tịch tập đoàn và ban tổng giám đốc Vinalines, TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét 3 bộ: Bộ GTVT trong việc quy định về mua tàu vận tải, Bộ Nội vụ về việc bổ nhiệm cán bộ, Bộ Tài chính về vấn đề quản lý tài sản Nhà nước ở các tập đoàn.

img
Đại biểu Lê Thị Nga chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
về trách nhiệm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Ảnh: TTXVN

Về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, ông Huỳnh Phong Tranh cho rằng TTCP không có trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác quản lý cán bộ. “Ông Dương Chí Dũng là chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinalines trực tiếp được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và điều động. Trong lúc thuyên chuyển, chưa phát hiện ông Dũng vi phạm về quản lý tài chính ở tập đoàn. Hơn nữa, cơ quan thuyên chuyển, điều động không tham khảo ý kiến của thanh tra nên chúng tôi không có trách nhiệm” - ông Tranh lý giải.

Không đồng tình, ĐB Lê Thị Nga hỏi: “Trước QH, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng trong quá trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng không nhận được ý kiến của cơ quan thanh tra. Bây giờ Tổng TTCP lại nói quá trình bổ nhiệm ông Dũng không thấy ai hỏi ý kiến thì thử hỏi quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước ở đây như thế nào?”. Tiếp thu ý kiến của ĐB Lê Thị Nga, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết sẽ rút kinh nghiệm.

Trả lời thắc mắc về thực trạng qua thanh tra phát hiện dấu hiệu tội phạm nhưng ít chuyển cơ quan điều tra, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cho biết sự phối hợp giữa TTCP và cơ quan điều tra khá chặt chẽ. “Theo tôi, các sự việc vi phạm ít chuyển đến cơ quan điều tra do đặc thù tội phạm tham nhũng khó phát hiện vì các đối tượng có chức, có quyền khi thực hiện hành vi phạm tội và có năng lực che giấu rất cao” - ông Ngọ nói.

Phát hiện vi phạm chưa đầy đủ

Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, chất vấn: Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng của Chính phủ đã gửi đến QH cho thấy toàn ngành đã triển khai thanh tra 62.994 cuộc, đã kết thúc 52.671 cuộc nhưng chỉ chuyển đến cơ quan điều tra 464 vụ, chưa đến 1% tổng số vụ.
Hầu hết là xử lý hành chính 1.619 tập thể, 11.973 cá nhân. Trong khi đó, báo cáo thừa nhận thất thoát tài sản liên quan đến tham nhũng được phát hiện và kiến nghị xử lý lên đến hàng ngàn hecta đất, hàng chục ngàn tỉ đồng.

“Xin hỏi Tổng TTCP và các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cho biết có xu hướng hành chính hóa các vụ án hình sự trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật hay không? Liệu có biểu hiện nể nang, né tránh hoặc lựa chọn hệ số an toàn cao trong thanh tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng không?” - ông Tiến nói. Ông cũng đặt câu hỏi liệu trong quá trình thanh tra, các thanh tra viên có bị áp lực hoặc rào cản nào không.

Trả lời, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết mục đích thanh tra chủ yếu là tìm ra những mặt làm được và chưa được của đối tượng thanh tra để chấn chỉnh sai phạm, thiếu sót, đặc biệt thực hiện kết luận sau thanh tra, để cơ quan bị thanh tra đó hoạt động tốt hơn. Khi phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật, thanh tra phải bàn bạc, nhất là với cơ quan điều tra để thống nhất về hướng xử lý.
Tuy nhiên, ông Tranh cũng thừa nhận khuyết điểm khi phát hiện vi phạm chưa đến nơi đến chốn, chưa đầy đủ. Chính phủ chỉ đạo vụ việc nào có dấu hiệu vi phạm, sai phạm khuyết điểm thì phải xử lý một cách kiên quyết trực tiếp và không sợ can thiệp từ cơ quan cấp trên.

Ông Huỳnh Phong Tranh cũng thừa nhận tỉ lệ thu hồi theo kết luận thanh tra thời gian qua chưa được cao. Từ năm 2007-2011, tỉ lệ thu hồi sau kết luận thanh tra liên quan đến tiền bạc đạt 50%, đất đai là 20%.

Không thể để tổ chức tín dụng, tài chính đổ vỡ

Phát biểu kết luận phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ QH sáng 22-8, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá các vấn đề được lựa chọn phát biểu đều đúng với tình hình, yêu cầu hiện nay. Ông giao trách nhiệm cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình phải sớm giải quyết cho được nợ xấu của ngân hàng, giảm nợ xấu đi liền với tăng nợ tốt, giải quyết tình trạng tài chính của ngân hàng cũng như nhu cầu vay vốn phát triển lành mạnh trong thời gian tới.
Đồng thời, Thống đốc NHNN phải tính toán cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng để làm cho hệ thống này chuyển biến tích cực, lành mạnh trong thời gian sắp tới. Không thể để các tổ chức tín dụng, tài chính thuộc lĩnh vực quản lý trực tiếp của NHNN đổ vỡ. Thống đốc NHNN phải có trách nhiệm hơn trong việc hạn chế lạm phát.
“Thanh tra cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, điều tra cứ điều tra mà không có sự phối hợp nào nên cuối cùng ông Dũng trốn thoát khiến dư luận nhân dân bức xúc”.
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo