xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh tay với "giấy phép con": Nhổ "đinh" dưới thảm

PHẠM DƯƠNG

Sốt ruột với "giấy phép con" là tâm trạng của người đứng đầu Chính phủ trong phiên họp Chính phủ mới đây thảo luận về các biện pháp nhằm giảm phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp (DN).


Thủ tướng không thể hài lòng khi mà từ ngày nhậm chức hơn 1 năm qua đã rất rốt ráo để Chính phủ do ông đứng đầu thật sự là một Chính phủ hành động và kiến tạo, vậy mà số liệu đưa ra tại cuộc họp cho thấy trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện vẫn còn tới 5.719 điều kiện kinh doanh, thường được gọi là "giấy phép con".

Đáng lo ngại hơn, như số liệu trước đó của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng tương ứng mỗi ngành nghề kinh doanh này lại có một hệ thống hàng trăm các điều kiện "con cháu" khác. Đơn cử như lĩnh vực giao thông vận tải, số ngành nghề kinh doanh có điều kiện "mẹ" được thống kê là 30 nhưng số có điều kiện "con" lên tới 63. Tương tự với các lĩnh vực tài chính là 20 ngành "mẹ" và 60 ngành "con"; y tế 16 ngành "mẹ" và 52 ngành "con"; xây dựng 17 ngành "mẹ" và 26 ngành "con"…

Tiếng là "con" song chúng gây ra nhiều khó khăn, rắc rối và khó khăn rất lớn cho DN. Thủ tướng cũng phải thốt lên rằng: "Giấy phép kinh doanh rất nhiều, rất nhiều, người ta kêu nhiều lắm, cần rà lại. Đây là khâu phát sinh nhiều vấn đề phức tạp".

Vì sao các điều kiện kinh doanh cùng những giấy phép con, cháu lại nhiều như vậy khi Luật DN cùng nỗ lực tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho DN đã "trảm" nhiều qua những đợt rà soát? Một thành viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ thẳng điều kiện kinh doanh bây giờ phức tạp và tinh vi hơn trước. Trong khi đó, ai cũng thừa biết để xin được giấy phép, các DN lại phải thực hiện hàng loạt thủ tục hành chính. Có lẽ đây là một điều mấu chốt để lý giải "giấy phép con" vẫn sinh sôi nảy nở đủ kiểu.

Một tính toán khác của CIEM cho thấy mỗi năm DN phải bỏ ra khoảng 28,6 triệu ngày công và khoảng 14.300 tỉ đồng chỉ để thực hiện các thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành. Theo cơ quan này, nếu giảm được 30% thủ tục sẽ tiết kiệm được 4.300 tỉ đồng; giảm 50% sẽ tiết kiệm được 7.100 tỉ đồng. Chưa nói tới sự tiêu cực, cải thiện thủ tục hành chính đã tiết kiệm được con số rất lớn thời gian, công sức và tiền bạc của DN.

Muốn kinh tế phát triển, đời sống và việc làm được cải thiện thì không thể không "trải thảm" môi trường đầu tư kinh doanh cho DN. Nhưng cứ nhăm nhăm lợi ích cục bộ mà tìm đủ mọi cách để rải thêm "đinh" dưới thảm thì làm sao DN không nản lòng, không làm nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực? Vì môi trường làm ăn thông thoáng phải hành động quyết liệt để nhổ ngay những chiếc "đinh" ấy và chặn không cho những chiếc khác mọc lên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo