Tốp bay tập sáng 29-5 gồm 2 chiếc, trong đó chiếc MIG-21 do Đại uý phi công Trần Tiến Tùng điều khiển bay phía trước.
Đến khoảng 9 giờ 30 phút, phi công bay phía sau phát hiện khói từ động cơ chiếc MIG-21. Bản thân phi công Tùng cũng phát hiện đồng hồ báo dầu nhờn động cơ chỉ về số O, máy bay rung lắc mạnh và hệ thống điều khiển không hoạt động.
Mũi chiếc MIG-21 còn sót lại tại hiện trường (Ảnh: VnExpress)
Phi công Tùng cùng phi công bay cùng đã xin phép nhảy dù và được sở chỉ huy đồng ý. "Đây là một trong số 39 tình huống bay phải xử lý và phi công được phép nhảy dù", Trung tướng Đức cho biết.
Đại uý phi công Tùng trước khi nhảy dù đã hướng chiếc MIG-21 bay về phía rừng bạch đàn để không gây thiệt hại cho dân. Đại uý Tùng và phi công bay cùng đã nhảy dù an toàn xuống khu vực thuộc xóm Phúc Mới, thôn Nam Tượng, xã Nhơn Tân (huyện An Nhơn, Bình Định).
Trung tướng Lê Hữu Đức cho biết Đại uý phi công Tùng là một giáo viên dạy bay, đã có hơn 600 giờ bay với kỹ thuật bay tốt. Cũng theo Tư lệnh Đức, chiếc MIG-21 bị rơi khá cũ, được Liên Xô (cũ) viện trợ cho VN từ những năm 1980.
Một chiếc MIG-21 (Ảnh minh họa)
"Tuy nhiên, sau vụ tai nạn này, quân chủng cũng phải làm tốt công tác huấn luyện phi công, ví dụ xử lý thuần thục 39 tình huống bay. Đồng thời quy định sau bao nhiều giờ bay thì phải dừng bay để kiểm tra kỹ thuật hàng không đối với máy bay".
Bình luận (0)