xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mía đường rối tung vì chuyện “nóng đâu phủi đó”

Gia Hy thực hiện

Năm ngoái, ngành mía đường từ chỗ sản xuất dư thừa, phải xuất khẩu lỗ. Nhiều nhà máy không dám đầu tư vùng nguyên liệu, Nông dân chặt mía để chuyển sang trồng loại cây khác. Nay giá đường tăng cao, Nhà nước đang xem xét chuyện phải nhập khẩu đường. Căn bệnh thua lỗ chưa có thuốc đặc trị, lại thêm rối rắm bởi thị trường biến động.. Một bài học cho vấn đề quản lý, điều hành yếu kém.

Cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng cũng chỉ mới dám... “được biết có chuyện ghim đường chờ giá” chứ chẳng dám khẳng định  như đinh đóng cột có thiếu đường hay không!!!

Hiện nay Bộ Thương mại và Bộ NN-PTNT đang xem xét tình hình cung cầu trong nước để quyết định cho phép nhập khẩu đường. Dưới góc độ kinh tế, đây là việc làm hợp lý nhằm cân đối nguồn cung cầu trong nước, bảo đảm bình ổn giá cho một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên, thông tin vừa được đưa ra vào tuần qua, đã làm “xôn xao” trong giới kinh doanh đường.

Nếu hiệp hội bình tĩnh. Nếu Nhà nước ưu đãi

Còn nhớ vụ mía đường 2002-2003, khi các nhà quản lý đưa ra con số dự báo cả nước còn thừa hơn 300.000 tấn đường, lập tức các nhà máy và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh đường ồ ạt bán hàng ra, làm giá đường trên thị trường rớt xuống chỉ còn 3.800-4.000 đồng/kg. Để giữ giá không tiếp tục “tuột dốc”, Hiệp hội Mía đường đề nghị các nhà máy trích 10% sản lượng để xuất khẩu, mặc dù phải bán với giá lỗ. Theo tính toán của các DN, với lượng xuất khẩu 58.000 tấn, cùng việc bán hàng ồ ạt dưới giá thành, với sản lượng sản xuất 1,1 triệu tấn trong niên vụ 2002-2003, các nhà máy và DN đã mất khoảng 1.000 tỉ đồng.

Ông Trịnh Minh Châu, Trưởng Tiểu vùng mía đường miền Tây Nam Bộ- Giám đốc Nhà máy Đường Sóc Trăng, nói: “Nếu lúc đó hiệp hội “bình tĩnh” hơn, chưa tung tin xuất khẩu thì giá bán đường trong nước có thể nâng lên 5.000 đồng/kg, DN không phải chịu lỗ”. Hậu quả, hàng loạt các nhà máy bị ngân hàng “phong tỏa”, không cho vay vốn (do thua lỗ kéo dài nhiều năm), nhiều nhà máy mang “tâm lý” sợ tiếp tục lỗ nên không đầu tư vùng nguyên liệu, nông dân thì chặt mía bỏ để chuyển sang cây trồng khác... Ông Châu cho rằng: Nếu lúc đó Nhà nước có chính sách ưu đãi về vốn cho các nhà máy giữ lại lượng đường dư thừa, thì DN không phải bán lỗ và sẽ không có việc tính chuyện nhập khẩu. Cách làm này ở các nước có sản xuất đường đã làm.

Nhập khẩu đường: DN và nông dân sẽ... “chết”

Ông Võ Thành Đàng, Giám đốc Nhà máy Đường Quảng Ngãi, cho biết thống kê từ đầu tháng 5-2004, lượng đường trong kho của các nhà máy cả nước còn 400.000 tấn, chưa kể đường sản xuất thủ công ở các hộ dân và các DN kinh doanh. Cân đối cung cầu, lượng đường trên còn đủ cung ứng cho nhu cầu nội địa đủ 5 tháng, tức là giáp với niên vụ sản xuất mới 2004-2005. “Nếu thời điểm này cho phép nhập khẩu, lượng đường nhập khẩu sẽ trở thành đường thừa, giá rớt, khi đó nông dân, DN chế biến và kinh doanh đường sẽ... “chết” - ông Đàng nói.

Ông Đàng cũng cho rằng, hiện tại giá đường trong nước từ 5.800-6.000 đồng/kg là hợp lý, mặc dù có cao hơn trước đây 500 đồng/kg. Vì với  mức tiêu dùng trung bình của một hộ gia đình (4 người) hiện tại là 2-3 kg, một tháng một gia đình chỉ bỏ thêm 1.000-1.500 đồng. Trong khi nếu giá đường thấp hơn, người được lợi là các DN chế biến thực phẩm, còn các nhà máy đường và người trồng mía chịu thiệt. Nếu căn cứ vào giá đường trong nước cao do nguồn cung thiếu để cho nhập khẩu đường trong thời điểm hiện nay là không khả quan. Vì sau khi có thông tin sẽ cho nhập khẩu đường, nhiều nhà máy và DN đã tăng mạnh lượng hàng bán ra.

Ghim hàng, sốt ảo

Ông Đàng cho rằng: “Đây là một bài học cho vấn đề quản lý yếu kém. Cách điều hành theo kiểu “nóng đâu phủi đó”, nông dân và DN sẽ còn phải tiếp tục ... phập phồng”.  

“Hiệp hội Mía đường thì định hướng theo kiểu “hô khẩu hiệu!”. Cách đây hơn 1 tháng, khi giá đường trên thị trường rục rịch tăng, hiệp hội ra công văn đề nghị các DN, nhà máy phải đưa hàng ra thị trường bán có “mức độ”, không để giá đường tăng quá 4.500 đồng/kg nhằm đề phòng đường lậu xâm nhập và không xảy ra việc phải nhập khẩu đường. Nhưng từ đó đến nay, nhiều nhà máy, DN tự ý ghim hàng, đẩy giá tăng lên đến 6.000-6.500 đồng/kg, nhưng cũng chẳng ai lên tiếng. Hiệp hội cũng đưa ra dự báo “sản lượng mía và đường vụ 2003-2004 có thể hụt đáng kể”. Nhưng theo ông Bạch Quốc Khang, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm sản (Bộ NN-PTNT), sản lượng đường niên vụ này cả nước tương đương với vụ 2002-2003, năm phải xuất khẩu do dư thừa. Theo nhiều giám đốc DN, sự dự báo thiếu chính xác này chính là nguyên nhân làm thị trường “sốt ảo”, giá tăng vọt, có lợi cho một vài “đại gia” lớn.

Bài và ảnh: Lê Cường

-----------------------------------------------------------

Ông Bạch Quốc Khang, Cục trưởng Cục Chế biến Nông Lâm sản (Bộ NN-PTNT):

Nhập khẩu ngay “chắc” dư thừa

. Phóng viên: Thưa ông, hiện nhiều nhà máy và DN rất quan tâm đến thông tin cho nhập khẩu đường?

- Ônimgg Bạch Quốc Khang: Thực ra đây mới chỉ là dự kiến. Hiện chúng tôi đã có công văn gởi các nhà máy và các DN yêu cầu báo cáo về lượng đường hiện đang nằm trong kho của họ và đến ngày 25 sẽ có kết quả. Sau đó Bộ Thương mại và Bộ NN-PTNT sẽ tính toán, cân đối cung cầu, trên cơ sở đó mới quyết định có nhập khẩu hay không.

. Vậy theo ông có cần nhập hay không?

- Theo tôi được biết sản lượng đường năm nay của cả nước là 1,2 triệu tấn chứ không phải 1,08 triệu tấn như các nhà máy và DN lâu nay thường nói. Nếu cân đối thì cung cầu ngang nhau, nghĩa là đường còn trong kho của các nhà máy vẫn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Còn nếu cho nhập khẩu thì phải mất 3 tháng sau lượng đường nhập khẩu mới có mặt trên thị trường, do quá trình vận chuyển, tinh chế lại... Trong khi đến tháng 9 đã có nhiều nhà máy ở ĐBSCL và phía Bắc đã vào vụ ép mới. Nếu không cân nhắc, lượng đường nhập khẩu sẽ trở thành thừa, khi đó giá đường nội địa rớt, các nhà máy và nông dân sẽ bị thiệt.

. Ông nói rằng lượng cung trong nước bằng cầu, thế tại sao lại có hiện tượng “sốt đường, sốt giá”, nguyên nhân quan trọng đưa đến ý định nhập khẩu đường? 

- Chúng tôi được biết hiện có nhiều nhà máy phía Bắc và các DN chuyên kinh doanh mặt hàng này còn lượng hàng rất lớn, nhưng họ ghim hàng lại để “làm giá”, làm cho thị trường “sốt ảo”.

. Năm rồi chúng ta xuất khẩu đường, năm nay lại có ý định nhập khẩu. Vấn đề này nói lên điều gì thưa ông?

- Quản lý của chúng ta còn đi sau diễn biến thị trường một nhịp. Chúng ta chưa hoàn toàn chủ động điều phối được cung cầu, giữa sản xuất và tiêu thụ chưa có sự thống nhất. Giá xuống thì đem hàng bán ra ào ào, giá lên thì ghim hàng để chờ lên nữa, làm cho thị trường rối tung. Hiện chúng tôi cũng đang yêu cầu các nhà bán buôn và các nhà sản xuất phải hợp tác với nhau, nếu còn tiếp tục ghim hàng, đẩy giá bán lên cao. Khi đó đường lậu tràn vào và Chính phủ cho phép nhập khẩu, người bị thiệt trước tiên là họ chứ không ai khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo