xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Mờ ranh" phạt hành chính - xử lý hình sự!

LÊ PHONG - THÀNH ĐỒNG

Tình trạng CSGT bị người vi phạm có hành vi lăng mạ, kể cả chống đối, ngày càng nhiều có thể là do việc xử lý còn nương tay

Ngày 18-7, Công an phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM đã có báo cáo ban đầu liên quan đến việc mạng xã hội đăng tải clip có nội dung một phụ nữ có hành vi túm cổ áo và liên tục lăng mạ một chiến sĩ CSGT trên đường Ung Văn Khiêm ở quận này đang gây xôn xao dư luận.

Công an: Phạt hành chính

Theo cơ quan công an, người phụ nữ trong clip là bà Trịnh Thị Thùy Dương (31 tuổi; ngụ quận Thủ Đức, TP HCM), còn chiến sĩ CSGT bị bà Dương túm cổ áo và lăng mạ là trung úy Nguyễn Quốc Việt (Đội CSGT Hàng Xanh thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP HCM). Sự việc diễn ra khi trung úy Việt đang điều tiết giao thông thì phát hiện bà Dương chạy ô tô sai làn đường. Trung úy Việt có dùng gậy điều tiết giao thông để ra hiệu ô tô chạy đúng quy định. Tuy nhiên, cây gậy trúng vào kính bên trái chiếc xe dẫn đến việc bà Dương có hành động quá khích, hung hãn. "Gần 5 giờ sau, bà Dương đã tự giác đến công an phường giải quyết. Tại cơ quan công an, bà thừa nhận hành vi vi phạm do nóng tính" - báo cáo của Công an phường 25 nêu rõ.

Mờ ranh phạt hành chính - xử lý hình sự! - Ảnh 1.

Hình ảnh ghi lại cảnh bà Dương thóa mạ CSGT. (Ảnh cắt từ clip)

Quan điểm xử lý của công an thế nào? Trả lời câu hỏi này, đại diện Công an quận Bình Thạnh cho biết lúc bà Dương lên công an khai báo có chở theo 4 con nhỏ, trong đó có bé mới 3 tháng tuổi. Như vậy, để tiện việc bà chăm sóc con, công an cho gia đình bảo lãnh đưa về nhà, khi cần sẽ mời lên phục vụ công tác lấy lời khai. "Dự kiến vài ngày tới sẽ có quyết định xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm của bà Dương" - đại diện Công an quận Bình Thạnh thông tin.

Trong khi đó, đại diện Đội CSGT Hàng Xanh thì cho rằng tại thời điểm xảy ra vụ việc, trung úy Việt chỉ được phép làm nhiệm vụ điều hòa giao thông nên không lập biên bản vi phạm lỗi chạy sai làn đường của bà Dương được. Tuy nhiên, từ hình ảnh camera và clip người dân cung cấp, CSGT sẽ căn cứ vào quy định phạt nguội và sẽ xử lý theo hình thức đó.

Luật sư: Xử lý hình sự để răn đe

Sau khi xem xong clip, luật sư Phạm Thị Bạch Tuyết, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng bà Dương có hành vi chống người thi hành công vụ, nhất là thời điểm chống đối đang xảy ra kẹt xe trên đường Ung Văn Khiêm. Cụ thể, điều 257 Bộ Luật Hình sự có nêu: "Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật". Theo bà Tuyết, với vi phạm này, không cần căn cứ vào yếu tố hậu quả mà chỉ ghi nhận hành vi xác lập.

"Ở đây, bà Dương vừa đe dọa bằng vũ lực và lời nói đủ yếu tố cấu thành tội trạng. Như vậy, khả năng phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm là điều có thể áp dụng" - luật sư Tuyết phân tích.

Cùng chung quan điểm, luật sư Trần Công Hùng, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng hoàn toàn có thể xử lý hình sự bà Dương. Luật sư Hùng nói thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người chống đối CSGT là do ý thức chấp hành luật giao thông của nhiều người còn hạn chế, nhiều vụ CSGT xử lý chưa khách quan cũng tạo bức xúc cho người dân… Đặc biệt, hình thức chế tài và xử lý còn nương tay đã tạo cho người vi phạm tâm lý coi thường pháp luật. 

Việc người tung clip không che mặt cảnh bà Dương lăng mạ CSGT, theo luật sư Tuyết, cũng bị xử lý vì tội sử dụng hình ảnh cá nhân không được phép của người khác. Cách khôn khéo nhất là người quay clip nên cung cấp clip cho lực lượng công an thay vì đưa lên mạng xã hội.

Sau 3 lần nhắc nhở có thể áp dụng biện pháp mạnh

Nhìn nhận về vụ việc ở đường Ung Văn Khiêm, một đội trưởng Đội CSGT thuộc PC67 Công an TP HCM cho rằng giả định khi gặp phải trường hợp trên, với tình cảnh gây ách tắc giao thông nghiêm trọng thì chỉ cần sau 3 lần nhắc nhở là có thể áp dụng biện pháp mạnh để khóa tay, khống chế đưa về trụ sở công an phường gần nhất.

Nhưng người chống đối là phụ nữ, nếu trấn áp dễ gây dư luận không tốt? "Phụ nữ vẫn là công dân phải chấp hành luật pháp. Ở nhiều nước, những hành vi túm cổ áo người thi hành công vụ sẽ bị khống chế bằng cách chống trả hoặc nổ súng" - vị đội trưởng trên nói. L.Phong

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo