xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỏi mòn chờ tiền hỗ trợ

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Nhiều phụ huynh cho rằng nhà trường lấy tiền hỗ trợ về rồi gửi ngân hàng kiếm lãi chứ không phát cho học sinh

Nhằm giảm bớt khó khăn cho phụ huynh, học sinh miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, bắt đầu từ năm học 2010-2011, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 (Nghị định 49) hỗ trợ 70.000 đồng/học sinh/tháng. Tuy nhiên, hàng trăm ngàn học sinh ở tỉnh Đắk Lắk đến nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ này.

Trường THCS Trung Hòa (tỉnh Đắk Lắk) là nơi có hàng trăm học sinh đã ra trường nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ học tập
Trường THCS Trung Hòa (tỉnh Đắk Lắk) là nơi có hàng trăm học sinh đã ra trường nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ học tập

Ông Nguyễn Long Giang (ngụ huyện Cư Kuin) cho biết gia đình ông khó khăn lại có 4 con đi học nên rất phấn khởi khi Nghị định 49 ra đời, dù khoản tiền hỗ trợ không lớn nhưng cũng giảm bớt khó khăn. Thế nhưng, không hiểu sao đến nay, 3/4 cháu vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Nhiều lần ông đến trường hỏi thì được trả lời chưa có tiền, lúc nào có nhà trường sẽ gọi.

Theo ông Lê Tường Vinh, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hòa (huyện Cư Kuin), trung bình mỗi năm học, trường có khoảng 350 học sinh và toàn bộ đều được hỗ trợ chi phí học tập. Thực hiện Nghị định 49, đối với các cấp học phổ thông, tỉnh Đắk Lắk đã cấp sách giáo khoa cho các em với số tiền khoảng 400.000 đồng/bộ. Như vậy, trung bình mỗi năm học, mỗi học sinh còn được nhận thêm hơn 200.000 đồng nhưng đến nay các em vẫn chưa được nhận. “Nhiều phụ huynh còn cho rằng nhà trường lấy tiền về rồi gửi ngân hàng kiếm lãi chứ không phát cho học sinh” - ông Vinh nói.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết toàn tỉnh có hơn 1,6 triệu học sinh, sinh viên thuộc diện được hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 850 tỉ đồng. Tuy nhiên, tỉnh mới chỉ trả được hơn 1 triệu lượt học sinh với khoảng 540 tỉ đồng (gồm cả cấp sách và tiền mặt). “Để xảy ra tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, như thông tư liên tịch hướng dẫn chưa rõ ràng dù sở đã có nhiều văn bản kiến nghị bộ, ngành nhưng không được trả lời, hướng dẫn; khối lượng công việc thực hiện rất lớn nhưng không được bố trí thêm cán bộ; kinh phí phân bổ chậm và thiếu, có huyện không chi hết nhưng có huyện thiếu” - ông Nguyễn Văn Thống, Phó Phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk), nói. 

 

Lãng phí lớn

Nghị định 49 quy định “Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại điều 6 nghị định này (trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn - PV) với mức 70.000 đồng/tháng để mua sách, vở và đồ dùng khác...”. Trong khi phần lớn các địa phương thực hiện việc hỗ trợ bằng tiền mặt thì tỉnh Đắk Lắk lại mua sách giáo khoa để cấp cho học sinh vì sợ gia đình lấy tiền tiêu vào mục đích khác. Điều này đã gây ra nhiều lãng phí lớn. Nhiều phụ huynh cho biết họ rất cần khoản kinh phí hỗ trợ để mua sắm quần áo, giày dép cho con, còn sách thì có thể dùng sách cũ của anh chị học trước hoặc đi mượn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo