Sáng 12-5, tại Đà Nẵng, Viện bỏng Quốc gia phối hợp với Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Khoa học bỏng, phẫu thuật tạo hình và liền vết thương toàn quốc lần thứ XII. Thiếu tướng, PGS. TS. Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Viện bỏng Quốc gia, trưởng ban tổ chức nhấn mạnh: "Hội thảo là một cơ hội tốt cho chúng ta- Những người trong và ngoài chuyên khoa về điều trị bỏng, phẫu thuật tạo hình và liền vết thương được gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ…, không chỉ với 300 đồng nghiệp trong nước, mà còn với các chuyên gia hàng đầu và đồng nghiệp quốc tế. Với 74 báo cáo khoa học, trong đó có 12 báo cáo khoa học của chuyên gia quốc tế được chuẩn bị chu đáo, sẽ có một chất lượng chuyên môn tốt cho chúng ta".
BS Nguyễn Phan Tú Dung, Bệnh viện Thẩm mỹ Hàn Quốc JW (TP Hồ Chí Minh) báo cáo đề tài khoa học
Theo báo cáo của GS.TS.Lê Năm, Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam, hàng năm số nạn nhân bỏng trong cả nước khoảng 800.000 đến 1 triệu nạn nhân (xấp xỉ 1% dân số), trong đó có khoảng 18.000 đến 20.000 nạn nhân vào điều trị nội trú. Hằng năm xảy ra nhiều vụ bỏng và thảm họa bỏng hàng loạt. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác dự phòng nên số nạn nhân bị bỏng có xu hướng giảm hơn và bệnh nhân bỏng nặng bỏng sâu nhập viện cũng giảm. Tỷ lệ cứu sống bệnh nhân ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt chỉ còn 1,52%), tỷ lệ bệnh nhân bị tàn tật do di chứng bỏng cũng giảm mạnh do làm tốt công tác dự phòng, xử lý cấp cứu ban đầu, làm tốt công tác điều trị phục hồi chức năng, điều trị tốt di chứng sau bỏng.
Ngay trong chiều cùng ngày, một số báo cáo khoa học rất chất lượng được đông đỏa đại biểu đánh gía cao, hữu ích cho việc điều trị. Báo cáo về dịch tiết vết thương, của BSCK II. Trần Đoàn Đạo, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho rằng để kiểm soát sự tiết dịch của vết thương một cách hiệu quả, việc đánh giá chính xác đặc điểm của dịch tiết (màu sắc, số lượng, đậm độ), cũng như hiểu được rõ các bệnh lý mắc phải, chọn lựa băng gạc phù hợp cho các giai đoạn của vết thương. Điều này sẽ giúp quá trình lành thương thuận lợi. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch, Viện Bỏng Quốc gia cũng kết luận rằng, truyền tĩnh mạch ketamin liều thấp sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da là một phương pháp giảm đau hiệu quả an toàn.
Quang cảnh hội thảo
Đặc biệt là đề tài báo cáo phẫu thuật hai hàm chỉnh hô móm toàn diện, với kinh nghiệm trên 1.000 trường hợp của BS Nguyễn Phan Tú Dung, Bệnh viện Thẩm mỹ Hàn Quốc JW (TP Hồ Chí Minh) thu hút sự quan tâm của đại biểu tham dự. Theo BS Tú Dung, hô móm là bệnh lý răng miệng liên quan đến hàm mặt khá phổ biến tại Việt Nam. Sự hiểu biết về cách tiếp cận điều trị hô móm trại Việt Nam phần lớn vẫn cho rằng hô móm là cần phải niềng răng. Tuy nhiên, nguyên nhân hô móm được phân chia chủ yếu từ hô hoàn toàn do răng, hô do hàm và hô vừa do răng và hàm, còn hầu hết trường hợp móm quá mức là do cấu trúc xương hàm phát triển bất cân xứng. Niềng răng điều trị hô do răng là giải pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân hô, móm do xương hàm thì phải thuật hàm chỉnh hô móm là phương pháp tốt nhất hiện nay. BS Tú Dung cũng cho biết, thực tế lâm sàng trên 1.000 trường hợp được phẫu thuật chỉnh hô móm và chỉnh hàm lệch tại Bệnh viện Thẩm mỹ Hàn Quốc JW, thì việc đánh giá trước khi phẫu thuật để chỉ định ưu tiên: Niềng răng trước sau đó phẫu thuật hoặc phẫu thuật rồi. Nới niềng răng hoặc chỉ phẫu thuật đơn thuần chỉnh hô móm là một bước quan trọng cần có sự phối hợp giữa bác sĩ phẫu thuật hàm và bác sĩ chỉnh nha.
Bình luận (0)