xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mong cứ được là hộ nghèo

Bài và ảnh: Thế Dũng

Trong 8 năm qua, tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho chương trình giảm nghèo lên đến 840.000 tỉ đồng, tương đương 120.000 tỉ đồng/năm

Ngày 7-6, Quốc hội (QH) thảo luận báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012 của Ủy ban Thường vụ QH.

Dàn trải, cào bằng

Trình bày báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn xã hội - bà Trương Thị Mai - cho biết ở cấp quốc gia, thành tựu giảm nghèo có thể thấy rõ ở cả chuẩn quốc gia và quốc tế. Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 22% (năm 2005) còn 9,45% (năm 2010) theo chuẩn cũ và từ 14,2% (năm 2010) còn 9,6% (năm 2012) theo chuẩn giai đoạn 2011-2015. Còn đánh giá trên các chỉ tiêu giảm nghèo theo nghị quyết của QH hằng năm và 5 năm nêu rõ giai đoạn 2005-2012, tỉ lệ giảm nghèo cả nước đều đạt và vượt chỉ tiêu, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,3-2,5% tỉ lệ hộ nghèo.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết trong 8 năm qua, tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho chương trình giảm nghèo lên đến 840.000 tỉ đồng (tương đương 120.000 tỉ đồng/năm). Năm 2014, QH cũng đã quyết định chi 163.000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển. “Nỗ lực này của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao” - ông Vinh nói.

Đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn khó khăn
Đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn khó khăn

Tuy nhiên, ông Vinh thừa nhận còn nhiều hạn chế trong công tác này như sự dàn trải trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Chẳng hạn trong nhiệm kỳ này của QH, có 16 chương trình được thực hiện và khó cắt giảm nhanh. Năm 2014, trong bối cảnh nguồn lực rất khó khăn, QH đã quyết định giãn, giảm tiền với nhiều chương trình xuống còn 50% nguồn lực đầu tư so với kế hoạch nhưng chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vẫn được giữ nguyên (nhiệm kỳ 2016-2020, nhà nước xác định chỉ giữ lại 2 chương trình này). Nguồn lực đã khó khăn mà còn phải phân ra đến 16 chương trình nên khi về đến địa phương, nguồn vốn không còn được bao nhiêu, nhiều nơi không thể thực hiện.

Mặt khác, theo ông Vinh, việc cấp thiết là nâng chuẩn nghèo lên để tiếp cận chuẩn nghèo quốc tế trong thời gian tới vì mức thu nhập 500.000 đồng/người ở đô thị, 400.000 đồng/người ở nông thôn là quá lạc hậu, thiếu thực chất. “Tư lệnh” Bộ KH-ĐT cũng nêu thẳng nghịch lý “cào bằng” trong tiêu chí hỗ trợ người nghèo. Ngoài hỗ trợ các hộ nghèo còn phải đạt được mục tiêu tạo động cơ, động lực thoát nghèo cho chính họ. Nghịch lý hiện nay là hầu hết các hộ nghèo đều không muốn vươn lên, chỉ mong làm hộ nghèo mãi vì nghèo thì nhận được nhiều chính sách hỗ trợ.

Tán đồng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - ông Giàng Seo Phử - cho rằng cần xác định chuẩn nghèo hợp lý hơn và trách nhiệm của địa phương là phải xét hộ nghèo thật chính xác. Đồng thời, cần áp dụng chính sách chỉ hưởng 1 lần, hộ nghèo chỉ được hưởng chính sách 3-5 năm để cho đồng bào phấn đấu vươn lên chứ cơ chế hiện hành khiến nhiều người chỉ thích làm hộ nghèo vì được hưởng chính sách mãi. “Địa phương phải có trách nhiệm và địa phương nào có tỉ lệ hộ nghèo dưới 20% thì nhà nước không trợ cấp chính sách hộ nghèo, phải tự lo. Nhất định không trợ cấp nghèo cho những người có sức lao động” - ông Phử kiến nghị.

Khuyến khích đầu tư vào vùng khó khăn

Để công tác giảm nghèo hiệu quả, đại biểu (ĐB) Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề xuất phân loại người nghèo, hộ nghèo bất khả kháng để có chính sách phù hợp. Ngoài ra, phải có chính sách để những hộ có khả năng thoát nghèo vươn lên.

Nhiều ĐB cho rằng công tác xóa đói giảm nghèo cần sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp (DN) mới mong bền vững. Để thu hút thì nhà nước phải có chính sách khuyến khích DN đầu tư vào khu vực khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) kiến nghị cần có chính sách tập trung vào việc hỗ trợ  DN đầu tư vào địa bàn khó khăn bởi điều đó gián tiếp giảm tỉ lệ hộ nghèo, thông qua tạo việc làm. Giảm nghèo sẽ không bền vững nếu không có tăng trưởng và trong đó, DN đóng vai trò quan trọng.

Theo ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng), cần ban hành chính sách khuyến khích phát triển DN nhỏ và vừa đầu tư vào khu vực nông thôn như phát triển các trung tâm dạy nghề theo đặc thù địa phương; nhà nước và DN phối hợp lo đầu ra sau dạy nghề.

ĐB Lê Phước Thanh (Quảng Nam) đề nghị phân người nghèo thành 4 nhóm: có khả năng sản xuất nhưng thiếu vốn, kỹ năng lao động; bị ảnh hưởng thiên tai, bệnh tật; không có khả năng lao động; có khả năng lao động nhưng lười lao động. Từ đó, có chính sách hỗ trợ phù hợp, hạn chế tư tưởng xin được nghèo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo