xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mong manh như... đường sắt

Trần Đình Bá (Hội Kinh tế vận tải đường sắt Việt Nam)

Thảm họa giao thông đường sắt lúc 21 giờ 40 phút hôm 10-3 giữa tàu hỏa và xe tải ở Quảng Trị tiếp tục nối dài những thảm họa trong lịch sử đường sắt Việt Nam.

Hồi năm 1982, vụ lật tàu tại Bàu Cá - Dầu Giây làm hơn 200 người chết và hàng trăm người bị thương, toàn bộ tổ lái tử vong.

Trong nhiều năm qua, đã có hàng chục lái tàu thiệt mạng, nếu may mắn thoát chết thì tàn phế một cách đau đớn, người sống sót thì phải rơi vào vòng lao lý. Nhiều người dân, trong đó có hành khách, cũng hoặc chết hoặc trọng thương vì các vụ tai nạn đường sắt.

Chính sự lạc hậu của ngành là nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Hiện nhiều kilomet đường sắt ở khu vực xung yếu tại miền Trung vẫn còn dùng loại ray P28 (tức thép I - 28 kg/m) khẳng khiu; hàng vạn thanh tà-vẹt thép, gỗ hoen gỉ, mục nát có từ thời Pháp vẫn oằn mình chịu sức nặng hàng trăm tấn va đập; tốc độ chạy tàu bình quân chỉ 45 km/giờ, thấp hơn cả ô tô và tàu thuyền trên sông. Tại những đoạn bằng phẳng và đường thẳng, tàu chạy tốc độ 80 km/giờ đã rung lắc kinh hoàng! Tính mạng hàng chục triệu hành khách và cán bộ - nhân viên đường sắt hằng năm cứ treo lơ lửng trên những chuyến tàu.

Đường sắt rệu rã tới mức chỉ mới đụng vào một… con trâu đã bị lật cả đầu máy và 2 toa hàng tại Quảng Trị. Nực cười hơn, ngày 17-1-2010, đoàn tàu chở bồn xăng dầu đã chổng vó khi chỉ chạy trong sân ga Phủ Đức (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Ngày 28-3-2011, toa tàu chở container bị lật ngay trong sân ga Đà Nẵng khi đang thực hiện thao tác dồn toa ở tốc độ 5 km/giờ. Hai vụ lật trong sân ga đáng ghi vào sách kỷ lục thế giới này cho thấy công nghệ đường sắt khổ hẹp 1 m của nước ta mong manh đến nhường nào.

Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt để bảo đảm an toàn thì quá thô sơ, chủ yếu bằng mắt thường, trong khi các đường ô tô giao cắt lại không có người gác chắn. Hệ thống tín hiệu thông tin và thiết bị quan sát hỗ trợ cho lái tàu và người gác chắn vẫn như thời Pháp thuộc, thua xa hệ thống giám sát hành trình của các doanh nghiệp ô tô quản lý trên màn hình vi tính.

Phải rằng “con ngựa sắt” 130 năm tuổi ốm yếu gầy nhom cùng công nghệ điều hành từ thời thực dân đã bị vắt kiệt, nay cần phải nhanh chóng hồi sức cho nó.

Đường sắt là một đại công trình tầm quốc gia, muốn mở rộng và hiện đại hóa được 3.200 km đường sắt từ khổ 1 m qua khổ 1,435 m phải cần đến trí tuệ và sức mạnh từ nguồn lực của toàn dân. Hồi năm 1975, cả dân tộc 31 triệu dân vừa đi qua chiến tranh, trên mình mang đầy thương tích, thiếu thốn trăm bề, vậy mà đã tổng lực khôi phục tuyến đường sắt xuyên Việt chỉ trong 1 năm là xong. Nay Việt Nam đang tồn kho cả triệu tấn thép, triệu tấn xi-măng, lực lượng nhân công dồi dào với hàng trăm đơn vị thi công cơ giới đang chờ việc, nếu nhà nước sớm đầu tư vốn với quyết tâm cải tạo đường sắt cao độ thì “khó vạn lần dân liệu cũng xong”!

Người Pháp có câu châm ngôn “Nguyên vật liệu chỉ là một câu thần chú thôi nhưng điều kỳ diệu nằm ở yếu tố sáng tạo”. Điều này càng sâu sắc khi nước Pháp đã để lại cho Việt Nam một hệ thống đường sắt xuyên Việt 3.200 km, khổ 1 m từ những năm đầu của thế kỷ trước. Không lẽ cứ dùng mãi “nguyên liệu đường sắt” này mà không sáng tạo để đổi mới cho phù hợp thời đại, quan trọng là để chấm dứt những thảm họa đau lòng?!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo