xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một ngày được cưỡi Vespa…

AN NGUYÊN - THÀNH ĐỒNG

Chơi xe cổ đòi hỏi phải có sự đam mê và... có tiền

Một đồng nghiệp hiện đang công tác ở Báo Nhân Dân trước đây sở hữu chiếc Vespa Super màu trắng, trên cốp xe có sơn dòng chữ: “Một ngày được cưỡi Vespa, còn hơn suốt kiếp lê la Acòng”. Nhiều người phì cười vì câu “ranh ngôn” này thì được anh lý giải: Xe đời mới mua đâu cũng có, chỉ cần có tiền. Riêng dòng xe cổ thì đôi khi có tiền nhiều cũng chẳng mua được.

Tiền và sức khỏe

Anh L., từng là thợ sửa xe Vespa cổ có tiếng ở Quảng Ngãi, cho biết lúc còn làm nghề, có một người tên H., vốn là giám đốc một công ty điện lực, có kiểu chơi xe chưa từng thấy. Theo anh L., ông H. mua đầy đủ đồ nghề để trong nhà và mời anh đến chỉ để làm xe cho ông ta từ ngày này qua tháng nọ. Sau một thời gian dài thực hiện, anh L. đã phục dựng, tân trang và cả độ chế cho ông H. tất cả là 6 chiếc Vespa khác nhau về đời xe cũng như màu sắc, bên cạnh đó là một chiếc Lambretta. Cứ mỗi ngày trong tuần, ông H. cưỡi một chiếc khác nhau đến cơ quan làm việc, riêng ngày chủ nhật thì chạy chiếc Lambretta đi uống cà phê. Trong số những chiếc xe anh L. phục dựng, độ chế cho ông H. thì chiếc Vespa đời U2 được giới chơi xe trong nước “ngả mũ bái phục” bởi nó gần giống như chiếc xe nguyên bản chỉ có trong bảo tàng của hãng Piaggio. Sau này, vì chuyển công tác về Đà Nẵng nên ông H. nhượng lại hầu hết những chiếc xe của mình, chỉ giữ chiếc PX và chiếc Lambretta để đi.

Để có một chiếc xe “zin” hoàn toàn là rất khó khăn và tốn kém đối với dân chơi xe cổ

Để có một chiếc xe “zin” hoàn toàn là rất khó khăn và tốn kém đối với dân chơi xe cổ

Anh N.V.H, dân chơi xe có tiếng ở Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết: “Chơi xe trước hết phải có đam mê, sau đó là điều kiện kinh tế. Có tiền mà không có đam mê thì đôi khi tiền mất tật mang”. Theo anh H., thường thì những người đam mê xe cổ tìm tòi kiến thức về đời xe, dòng xe rất kỹ để tích lũy cho mình kinh nghiệm. Vì thế, những chiếc xe mà họ sở hữu thường là xe quý và được dân chơi xe nể trọng. “Đã chơi xe cổ thì ai cũng muốn sở hữu một con xe độc. Nét độc ở đây có thể là đời xe, món đồ trên xe hoặc mức độ nguyên bản của nó” - anh H. nói.

Nhiều người thích dùng xe cổ để dạo phố Ảnh: AN NGUYÊN
Nhiều người thích dùng xe cổ để dạo phố Ảnh: AN NGUYÊN

Anh C., ngụ TP Đà Nẵng, kể: “Tôi tình cờ mua được một chiếc Vespa GS 150 còn nguyên bản, chỉ tay lái là “đồ lô”. Thế là tôi nhờ anh em, bạn bè trong giới chơi xe tìm giúp cái tay lái “zin”. Hết năm này qua năm khác, không thể nào tìm được nên tôi đành phải mua một cái tay lái của xe Vespa Standard với giá gần 5 triệu đồng, sau đó làm lại công tắc đèn và khóa điện cho giống Vespa GS 150”.

Với những người không có điều kiện chơi xe nguyên bản hoặc sở thích của họ là xe phải đẹp, phải bóng bẩy thì việc “lên đời” một chiếc xe cũng không hề rẻ tí nào. Anh T.Đ.H (quận Bình Thạnh, TP HCM) mua được một chiếc mô tô cũ kỹ ở tận Đắk Lắk với giá chỉ 4 triệu đồng. Thế nhưng, khi đem về TP HCM để biến nó thành một chiếc Race café, anh đã phải tốn thêm gần 40 triệu đồng để mua phụ tùng thay thế.

Phụ tùng “đu” theo xe

Với những người “ngoại đạo” thì hẳn sẽ phì cười vì dân chơi xe cổ bỏ ra cả trăm triệu đồng chỉ để sở hữu một chiếc xe cũ kỹ, lúc chạy lúc hư. Thế nhưng, dân chơi xe lại có lý lẽ riêng: “Xăng có thể tăng, lốp xe có thể mòn nhưng tình yêu Vespa không bao giờ thay đổi”. Xe cổ thường không hoàn hảo nên khi “lên đời” được nó theo ý muốn thì còn thú nào bằng. “Tuy nhiên, làm được điều này là rất tốn kém” - một tay chơi xe cổ thừa nhận.

Anh Tư Trung - chuyên sửa xe cổ ở quận Bình Thạnh - cho biết những năm qua, do phong trào chơi xe cổ phát triển nên nhiều cơ sở trên địa bàn TP sản xuất phụ tùng để cung cấp cho người chơi. Từ cốp, vè, sống mũi… của các dòng xe như: Acma, Standard…cho đến tay lái, đèn… đều được đáp ứng nếu có nhu cầu. Bên cạnh đó, các phụ tùng như: bình xăng con, xi-lanh trước đây do Đài Loan, Ấn Độ sản xuất nhưng hiện đều có thể mua dễ dàng ở Việt Nam.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết những phụ tùng này hiện do Việt Nam, Đài Loan hay Ấn Độ sản xuất chứ không phải xuất xứ từ Ý. Thông thường, một bộ cốp cho xe Vespa (hàng đặt) có giá hơn 1 triệu đồng, còn hàng “chợ” thì rẻ hơn. Chiếc tay lái xe Vespa Standard cũng có giá gần 2 triệu đồng, đó là chưa kể các phụ tùng kèm theo như đèn, đồng hồ, tay nắm, tay thắng.

Hiện nay, những người chơi xe thường được chia ra làm 2 dạng: chơi xe nguyên bản và xe phục dựng. Chuyện “muốn ăn món xúp đôi khi phải thịt luôn cả bầy cừu” trong giới chơi xe cổ không phải là hiếm. Nhiều khi họ mua cả chiếc xe nhưng chỉ lấy một vài phụ tùng mà thôi. Với những người chơi xe phục dựng thì có phần đơn giản trong việc tìm kiếm phụ tùng thay thế nhưng cũng không đơn giản tí nào về khoản chi phí. “Nếu bạn có tầm 5-7 triệu đồng là có thể mua một chiếc xe Vespa cũ. Tuy nhiên, để dọn lại cho đẹp thì phải mất hơn 40 triệu đồng đối với một chiếc Vespa Standard và hơn 50 triệu đồng đối với một chiếc Vespa GS…” - một thợ chuyên sửa xe cổ tiết lộ.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 25-8

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo