Với lượng mưa như vậy, tất yếu gây ra lũ lớn ở miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, như báo chí nêu, nếu xảy ra vỡ đập và xả hồ thủy điện Sông Ba Hạ cũng làm tăng thêm cường độ của lũ. Ông Sáp cho rằng việc hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra cần có giải pháp tổng hợp như di dời dân, tài sản đến nơi an toàn, xây dựng hệ thống nhà tránh lũ, kiểm soát hồ đập, rừng đầu nguồn...
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Nguyễn Lan Châu, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ tối 1 đến 3-11 tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa to, nhiều nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến từ 200 - 400 mm, như Trà My (Quảng Nam) 400 mm, Sơn Giang (Quảng Ngãi) 428 mm, Củng Sơn (Phú Yên) 289 mm, An Khê (Gia Lai) 312 mm, MĐrăk (Đắk Lắk) 337 mm, đặc biệt tại Vân Canh (lưu vực sông Hà Thanh, tỉnh Bình Định) trên 1.000 mm.
Do mưa lớn kéo dài, lũ trên các sông ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lên rất nhanh, các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Gia Lai đã vượt mức báo động III, có nơi vượt mức nước lũ lịch sử. Sông Hương và các sông ở Quảng Ngãi đã đạt đỉnh và đang xuống; sông Bồ, các sông ở Quảng Nam, từ Bình Định đến Ninh Thuận và Gia Lai đang lên; riêng các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai đang ở mức cao.
Dự báo, đến rạng sáng 5-11, lũ sông Bồ, các sông ở Quảng Nam và từ Bình Định đến Ninh Thuận, Gia Lai có khả năng đạt đỉnh. Cần đề phòng lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng
Bình luận (0)