xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mua ô tô điện rồi... “trùm mền”

Thu Hồng - Lê Phong

Sau khi mua ô tô điện, không ít người dân ở TP HCM đành ngậm ngùi đem cất vì sợ lưu thông sẽ bị CSGT xử lý

Gần đây, tại TP HCM xuất hiện nhiều điểm bán ô tô điện (loại 3 bánh) với giá từ 45-55 triệu đồng/chiếc. Xe có kiểu dáng như xe lam, bên trong có 2 quạt làm mát, máy nghe nhạc và đèn điện khi sử dụng vào ban đêm. Máy móc vận hành bằng hệ thống ắc quy có điện áp 48 V, thời gian sạc chỉ 5 giờ.

Bán lén lút nhưng luôn “cháy” hàng

Theo lời quảng cáo, loại có giá 55 triệu đồng chạy được quãng đường 100 km/lần sạc pin; loại có giá 45 triệu đồng chạy được quãng đường 40 km; mỗi chiếc có thể chở được 1 người lớn, 2 trẻ em.

Một chiếc ô tô điện đỗ trên đường ở TP HCM Ảnh: LÊ PHONG
Một chiếc ô tô điện đỗ trên đường ở TP HCM Ảnh: LÊ PHONG

 

Chúng tôi liên hệ với người đăng tải thông báo rao bán trên một diễn đàn mạng thì được biết xe nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc. “Vừa mới nhập lô hàng 16 chiếc, đã bán 12 chiếc, nếu muốn mua thì giao tiền ngay, nếu không là hết hàng” - người này nói. Khi chúng tôi thắc mắc tính pháp lý của loại xe này, người bán trấn an: “Gần 2 tháng rồi, ngày nào chị cũng lái, có sao đâu (!?). Em yên tâm đi, vận tốc của nó chỉ đạt 30 km/giờ, không có chuyện bị CSGT xử phạt hay giam xe”.

Nói xong, người bán cho chúng tôi địa chỉ để giao dịch. Nơi bán là một cửa hàng chuyên về phụ tùng xe máy, bình điện. Tại đây, chỉ có một chiếc để làm mẫu, khi chúng tôi tỏ ý muốn mua thì nhân viên yêu cầu đặt cọc hơn 20 triệu đồng, 3-4 tuần sau mới có hàng. Những giấy tờ kèm theo chỉ bao gồm hóa đơn mua hàng, giấy xác nhận hải quan. Trong khi đó, giấy phép lưu thông trên đường phố, biển số xe, giấy đăng kiểm chất lượng đều không có. Lần khác, chúng tôi đến cửa hàng này trong vai trò nhà báo thì người chủ cho biết: “Chiếc ô tô điện để trước cửa hàng là do một người bạn tặng, không bán”.

Tại một địa chỉ kinh doanh ô tô điện trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), ông Lân, chủ cửa hàng, nói: “Không có chuyện xem mẫu, đưa tiền rồi mang về xài, bày ra sợ bị quản lý thị trường đến “sờ gáy”. Ở đây, xe lúc nào cũng thiếu bởi số lượng nhập về có hạn. Tôi sẽ bảo hành chất lượng 12 tháng”.

Chị Vũ Thu Hà (ngụ quận 2) cho biết sau khi mua ô tô điện về sử dụng được 4 ngày, đành ngậm ngùi cất vào garage vì mới đây, trong lúc chở 2 con nhỏ ra bờ sông Thủ Thiêm chơi đã bị CSGT nhắc nhở. “Cuối năm tích góp được 60 triệu đồng, thấy ô tô điện khá hay nên mua, giờ mới hối hận” - chị Hà nói.

Chưa cấp phép, kiểm định

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM cho biết có nắm thông tin về loại ô tô điện nói trên và đã đề xuất lên Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải có những giải pháp để quản lý.

Theo ông Nguyễn Tô An, Trưởng Phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm), các loại ô tô (trong đó có ô tô điện) khi nhập khẩu Việt Nam phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sau đó đăng ký và gắn biển số mới đủ điều kiện tham gia lưu thông. Thời gian qua, Cục Đăng kiểm có kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cho một số ô tô sử dụng nguồn năng lượng điện nhập khẩu nhưng đó là các loại xe cao cấp sử dụng xăng và điện (xe Hybrid). Đến thời điểm này, Cục Đăng kiểm chưa nhận được hồ sơ đăng ký và cũng chưa cấp giấy chứng nhận chất lượng nào cho ô tô điện giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. “Việc đưa vào tham gia giao thông các loại xe cơ giới chưa được đăng ký, đăng kiểm là vi phạm pháp luật” - ông An cảnh báo.

Để kiểm soát được loại ô tô điện này, Cục Đăng kiểm kiến nghị các cơ quan chức năng cần phối hợp làm rõ tại sao các xe cơ giới có thể nhập khẩu mà không thực hiện các thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định và cần phối hợp chặt chẽ để xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.

Ông Võ Trọng Nhân, Trưởng Phòng Quản lý Sát hạch và Cấp giấy phép lái xe (GPLX - Sở Giao thông Vận tải TP HCM), cho biết từ trước đến nay, đơn vị này chưa cấp GPLX cho ô tô điện, có thể người dân sử dụng GPLX hạng B2 khi điều khiển loại phương tiện này.

Cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

UBND xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vừa quyết định cấm sử dụng ô tô điện để chở khách du lịch trên các đảo Bình Ba, Bình Hưng nhằm bảo đảm an toàn giao thông. Đây là loại xe chuyên dụng trong các khu du lịch, sân golf được người dân mua với giá khoảng 70 triệu đồng/chiếc mà không đăng ký, đăng kiểm...

Cuối tháng 11-2014, khi chúng tôi đến đảo Bình Ba thì vẫn còn hơn 20 xe đang hoạt động mặc dù trước đó chính quyền địa phương yêu cầu không sử dụng phương tiện này để chuyên chở khách.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho biết ô tô điện là dạng mô tô 3 bánh, được quy định tại khoản 18, điều 3 Luật Giao thông Đường bộ. Theo đó, chủ sở hữu phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. “Hiện nay, chúng ta vẫn chưa rõ nguồn gốc ô tô điện đang bày bán được nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật hay là hàng nhập lậu từ Trung Quốc” - ông Hậu nói.

Theo luật sư Hậu, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để làm rõ tính pháp lý và kịp thời xử lý sai phạm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo