xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa: Nhiều tuyến đê bị vỡ

Theo TTO

Đoạn đê chắn sóng cung 22 và 23 thuộc xã Thịnh Long (Hải Hậu) đã vỡ; đoạn đê cấp 2 xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng ) cũng đã bị sóng đánh vỡ, nước biển đã tràn vào khu dân cư. Tại Thanh Hóa, hầu hết tuyến đê chắn sóng của huyện Hậu Lộc đã bị vỡ.

Quảng Ninh: trên 50 ngôi nhà bị tốc mái và đổ do bão số 7

Đến 12h nay (27-9), bão số 7 đã gây ảnh hưởng mạnh đến Quảng Ninh, làm tốc mái, sập tường của 30 nhà dân và một nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, không gây thiệt hại gì về người. Cũng tại xã Thống Nhất và thị trấn Trới, gió lớn đã làm 19 cột đèn, cột điện hạ thế bị đổ; 2 nhà lưới trồng hoa, trên 50 ha rau màu bị đổ gãy, hư hỏng hoàn toàn, thiệt hại ước tính trên 100 triệu đồng.

Tại huyện đảo Cô Tô, sức gió mạnh trên cấp 9, biển động mạnh, mưa và sóng to đã làm bóc và sạt lở gần 2 km đường xuyên đảo Thanh Lân; 20 nhà tại hai xã đảo Đồng Tiến và Thanh Lân cũng bị tốc mái; máy phát cung cấp điện cho toàn đảo bị hư hỏng nặng khiến cho Cô Tô bị mát điện hoàn toàn.

Bão số 7 còn làm tốc mái 18 gian nhà thuộc Khoa nội 2 của bệnh viện Tâm Thần tại Quang Hanh thị xã Cẩm Phả) nhưng rất may toàn bộ số bệnh nhân và toàn bộ trang thiết bị y tế đã được bệnh viện chuyển đến nơi an toàn. Hiện sóng to và gió lớn đã làm cho mực nước thuỷ triều lên cao hơn so với thông thường là 0,39 mét; dự báo sẽ tăng thêm từ 0,5 đến 0,75 mét. Hàng loạt cây xanh tại Thành phố Hạ Long, thị xã Cảm Phả, huyện Tiên Yên... bị gió lớn quật gãy.

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đang tích cực phối hợp với các lực lượng quân đội, công an, nhân dân và chính quyền các địa phương giải quyết khắc phục nhanh các thiệt hại do bão số 7 gây ra; hỗ trợ các hộ dân dần ổn định cuộc sống. Đến 12 giờ trưa nay, Cụm phà Quảng Ninh đã điều 1 phà tự hành có công suất lớn nhằm vận chuyển phương tiện và hành khách qua sông Cửa Lục đảm bảo an toàn giao thông thông suốt giữa Bãi Cháy và Hòn Gai.

Hải Phòng: Tập trung ứng phó với cơn bão số 7

Hơn 12 giờ trưa nay (27-9), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB &TKCN) thành phố, ông Nguyễn Văn Thành cho biết: toàn thành phố đang tập trung sức ứng phó với cơn bão số 7. Các khu vực có tuyến đê biển xung yếu như: Cát Hải, Bạch Long vĩ, Đồ Sơn và Kiến Thuỵ đã huy động toàn bộ nhân lực địa phương, cùng sự trợ giúp đắc lực của lực lượng vũ trang, thường trực 24/24 giờ tại các điểm xung yếu nhất để xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

Tại tuyến đê biển 1 và 2, 500 cán bộ, chiến sỹ thuộc Trung đoàn 50 (Quân khu 3) cùng nhân dân dân địa phương đang túc trực, trải bạt, nilon chống sóng trên mái và sườn đê, chưa có hiện tượng sạt lở đê và nước tràn qua mặt đê. Thị xã Đồ Sơn đã xác định trận bão này đổ bộ khi triều cường ở mức cao, có khả năng nước ngập vào các khu nhà dân cư, công sở, nhà nghỉ, khách sạn... qua tầng 1. Theo đó, thị xã đã vận động các nhà nghỉ, khách sạn cao tầng trên địa bàn tạo mọi điều kiện cho người dân vào trú tạm. Tại huyện Cát Hải, do triều cường kết hợp với gió to, nước biển đã tràn qua một số điểm đê; toàn bộ nhân dân ở khu vực nguy hiểm và các điểm nuôi trồng thuỷ sản đã được đưa vào nơi tránh bão an toàn và ở Cát Hải chưa có sự cố vỡ, sạt lở đê.

Ở đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ, hiện sức gió khoảng cấp 7 kèm theo mưa to, âu cảng neo đậu tàu thuyền có hiện tượng bị lún sụt. Do gió to, các tàu, thuyền neo đậu trong âu cảng va đập mạnh, khiến 4 thuyền nhỏ bị hỏng nhẹ; 25 ha rừng trồng phi lao, chàm, keo... bị đổ gẫy nhiều; hơn 100 nhà của dân, trụ sở làm việc, trường học trên địa bàn huyện đã bị tốc mái, và chưa xảy ra sự cố nào về sạt lở, vỡ đê điều... Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực I đã huy động toàn bộ lực lượng để chủ động phòng, chống cơn bão số 7. Hiện có 2 tàu SAR 411 và SAR 273 của Trung tâm đang đặt trong tình trạng báo động cao độ, sẵn sàng ứng cứu khi sự cố xảy ra.

* 13g45: Tại Đồ Sơn, Hải Phòng, bão đổ bộ vào từ buổi sáng với gió lớn nhưng đến trưa thì bão đã tan. Vào lúc này đã không còn dấu hiệu của bão.

* 13g05: Tại Hậu Lộc, Thanh Hóa, 12km tuyến đê huyện đã bị vỡ, nước tràn vào trong đê, nhiều cây cối bị đổ. Tại trường tiểu học Minh Lộc, một khung cảnh hỗn loạn đang diễn ra do nước tràn vào đang dâng cao (đến đầu gối và có khả năng tiếp tục lên) khiến nhiều người lo lắng.

UBND huyện đã cho xe ôtô đưa người dân đi di tản vào các vùng cao hơn. Công tác đưa dân đi tránh bão vẫn tiếp tục diễn ra tại các vùng có nguy cơ cao. Những người dân đang trú tại các khu vực di dân đã được cấp lương thực.

img
Đường đi của bão số 7 lúc 15g30 hôm nay, 27-9

* 12g45: Tuyến đê đoạn thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) tiếp tục vỡ nặng, lên tới 100m.

Tại Quảng Ninh, gió vẫn to nhưng mưa đã ngớt. Từ lúc 12h10, phà Bãi Cháy đã hoạt động trở lại

* 11g30: Thông tin do PV điện về từ Hải Hậu (Nam Định): tuyến đê Thịnh Long đoạn thị trấn Thịnh Long đã bị vỡ dài 20m; nước biển đã tràn ngập nhà dân. Hệ thống giao thông của khu vực này bị đình trệ, không thể lưu thông. Ngoài ra, mốt số đoạn đê của các xã ven biển huyện Giao Thủy cũng bị vỡ, nước tràn vào.

img
Phương tiện giao thông tại Đồ Sơn bị đe dọa nghiêm trọng bên các cột sóng.

* Tại Hậu Lộc (Thanh Hóa):

11g trưa nay, hầu hết các tuyến đê chắn sóng của Hậu Lộc đã bị vỡ. Đường giao thông vào các xã ven biển bị cô lập. Hiện lãnh đạo Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Thanh Hóa đang có mặt tại tuyến đê Hậu Lộc để chỉ huy chống bão và cứu hộ.

UBND huyện Hậu Lộc vừa cứu đói 500 thùng mỳ tôm đến các khu vực dân tạm trú. Đường vào xã Minh Lộc bị giám đoạn bởi cây đổ và cột điện. Còn tại các xã trọng yếu ven biển người dân vẫn di chuyển ra chuyến ngoài tránh bão.

* 10g10 đê xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng - Nam Định) bị sóng đánh vỡ một đoạn dài hơn 300m ( đoạn vỡ đã sâu vào chân đê tới 2/3) Ban chỉ huy phòng chống bão lụt đã phải bắn súng báo động sơ tán dân. Đây là tuyến đê cấp 2 đầu tiên bị bão số 7 đánh vỡ.

img
Nước biển đang tràn vào khu dân cư Hải Hậu

* Tại Hải Thịnh

, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt không tập trung sức hộ đê nữa mà dồn toàn bộ lực lượng giúp dân sơ tán. Nước biển đã tràn vào khu dân cư với tốc độ ngày càng mạnh.

* Tại Hải Phòng: Cát Hải chìm trong nước

10g sáng nay, một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) dài 8 km đã bị vỡ. Nước biển tràn qua đê làm cho toàn bộ thị trấn Cát Hải ngập 50-70 cm. Huyện đảo 14.000 dân này, người già, phụ nữ, trẻ em đã được sơ tán an toàn.

Khu vực biển Đồ Sơn sóng cuồn cuộn dâng lên dữ dội tràn qua hàng loạt các thân đê, đánh gục hàng trăm cây xanh. Nhiều nhà hàng đã bị tốc mái. Nhiều khu vực đê vừa được gia cố bằng đá hộc đã bị bóc trắng.

img
Nước tràn ngập khắp nơi.

Lực lượng cứu hộ đã rút khỏi thân tuyến đê số 1 của Đồ Sơn để tiến sâu vào khoảng 2 km, giúp dân tiếp tục lùi sâu vào đất liền. Theo phó ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, với tốc độ ngày một tăng của sức gió, nhiều khả năng trưa nay nước sẽ tràn qua toàn bộ tuyến đê ven biển này.

Ngoài lực lượng công an, hải quân cũng đã được huy động ở mức cao nhất. 7 tàu, 9 xuồng và 26 ô tô lội nước, 282 phao cứu sinh đã sẵn sàng hoạt động. 200 chiến sĩ đã được huy động trợ giúp cho Cát Hải và 150 chiến sĩ tại Đồ Sơn.

Có mặt trực tiếp tại hiện trường, Phó thủ tướng Vũ Khoan yêu cầu các đơn vị rời khỏi mặt đê, chuyển sang phương án cứu hộ và cứu nạn. Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố, 60.000 dân trong tổng số 61.000 dân tại huyện đảo Cát Hải, thị xã Đồ Sơn và một số vùng ven biển khác đã được di dời, 1.000 người dân còn lại đang được khẩn trương sơ tán.

img
Sáng ngày 27/9/2005 , cơn bão số 7 tràn vào trong thời điểm triều cường nước lên cao và sóng to làm tràn đê biển Bạch Long, huyện Giao Thuỷ (Nam Định). Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

10g sáng nay, huyện đảo Bạch Long Vĩ, đã ghi nhận những thiệt hại đầu tiên về vật chất: 4 tàu thuyền bị hư hỏng, 200 nhà tốc mái, 5 cột điện bị gẫy. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn cho đến 9g sáng nay mới được khôi phục. Chưa có thông tin thiệt hại về người.

* Tại Cẩm Phả (Quảng Ninh): BV Tâm thần cùng 15 gian nhà bị tốc mái, chưa có thiệt hại về người. Hệ thống điện tại khu vực có nhà bị tốc mái đã bị cắt.

Phà Bãi Cháy tiếp tục ngừng hoạt động đến 12g trưa. Do có thông báo từ trước nên không có tình trạng tắc nghẽn giao thông tại phà.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bình Trầm, Giám đốc Sở NN&PTNT - Phó ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Lúc 11g trưa (27-9), tôi đang đứng tại km15 thuộc tuyến đê Hà Nam. Nước biển kết hợp triều cường đã dâng 0,6-0,7m. Gió cấp 5-6, giật cấp 7-8, mưa nhẹ. Đến thời điểm này có thể nói tuyến đê của Quảng Ninh khá an toàn. Nước biển còn cách đê 3m".

Lúc 10g sáng, từ Thanh Hóa, phóng viên điện thoại về cho biết, tại xã Ninh Phú, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đê đã bị phá vỡ hoàn toàn. Phóng viên cho biết, với tình hình này, hệ thống đê ở xã Hòa Lộc, Như Lộc và Minh Lộc (cũng của huyện Hậu Lộc) có thể bị phá vỡ trong vài giờ tới.

Điều khó khăn là đường vào các xã này đang bị cô lập, do cây cối đổ nhiều nằm ngổn ngang chắn lối, và gió giật rất mạnh.

Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơn bão khi vào đất liền vẫn ở cấp 11-12, giật trên cấp 12, bão vào cùng lúc với triều cường, khiến nước có khả năng dâng cao từ 4,5 đến 5,5m. Tỉnh đang khẩn trương lo các biện pháp hỗ trợ người bị nạn, vùng bị nạn. Tạm thời, huyện Hậu Lộc đang cứu trợ 200 thùng mỳ tôm cho người dân vùng bị ngập lụt. Gió lớn đã khiến nhiều cây bị đổ, nhiều nhà bị tốc mái.

Toàn thành phố Thanh Hóa đã ở trong tình trạng mất điện.

Vào lúc 9g40 sáng nay, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu kiêm chỉ huy trưởng Cung phòng chống lụt bão xã Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định cho biết với tình hình bão lớn, sức gió cấp 12, giật trên cấp 12 như hiện nay thì nguy cơ vỡ đê là hoàn toàn có thể.

Vì bão quá to nên việc hộ đê đã hầu như bất lực. Do đó, nhiệm vụ của cung phòng chống lụt bão bây giờ là chuyển sang bảo vệ dân. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã chỉ đạo 100 bộ đội ra hộ đê được chừng nào hay chừng đó.

Riêng tại cung 22 và 23 thuộc xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu, đê đã vỡ, nước tràn vào làm thiệt hại hoàn toàn hoa màu.

Như vậy, lực lượng phòng chống lụt bão xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu đã hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của cơn bão số 7.

9g15 sáng nay, nước biển đã tràn qua đoạn đê Thành Long (trước cửa Trung tâm đo sóng Nam Định). Phía ngoài đê, sóng dựng cao chừng 4 m. Gió giật trên cấp 12, cây cối gãy đổ rất nhiều. Phóng viên có mặt tại đây cho biết: "Một thành viên của đội xung kích hộ đê dự đoán, chỉ 2g sau nước biển sẽ tràn qua đê chắn sóng tàn phá khu dân cư...".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo