Theo Bộ Tư pháp, mỗi công dân từ khi sinh ra cho đến khi chết đều được Nhà nước bảo hộ quyền và nghĩa vụ cơ bản thông qua việc ban hành các chính sách để bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân.
Sở hữu nhiều loại giấy tờ càng có nhiều con số khác nhau, thêm phiền phức. Ảnh: TẤN THẠNH
Thủ tục nhiều, chi phí lớn
Để thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC), công dân thường phải chứng minh nhân thân bằng một số thông tin cơ bản như: tên, họ, chữ đệm... Theo thống kê của Bộ Tư pháp, sơ bộ có 1.600 TTHC yêu cầu khai thông tin, xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao hay bản sao có chứng thực giấy tờ công dân, tập trung trong phạm vi quản lý của một số bộ, cụ thể: Bộ Tư pháp: 172 TTHC, Bộ GTVT: 215, Bộ Tài chính: 195, Bộ Tài nguyên - Môi trường: 144, Bộ NN-PTNT: 144, Bộ Công an: 97… được thực hiện ở 4 cấp chính quyền.
Hơn nữa, mỗi cơ quan quản lý Nhà nước lại cấp cho công dân một loại giấy tờ nên hiện nay, trong cuộc đời, công dân có thể sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, CMND...). Đó là chưa kể các giấy tờ liên quan đến các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp... Gắn với mỗi loại giấy tờ công dân là một con số nhất định và như vậy, một người sở hữu nhiều loại giấy tờ khác nhau thì mỗi loại đều có một số khác nhau.
Theo Bộ Tư pháp, với gần 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hằng năm ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. Việc phần lớn các TTHC đều đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân thông qua việc xuất trình giấy tờ liên quan hoặc nộp bản sao, bản sao có chứng thực đã tạo nên chi phí hành chính lên tới hàng ngàn tỉ đồng/năm cho các cá nhân tham gia vào giao dịch. Nếu vận hành cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì sẽ tiết kiệm cho công dân khoảng 1.643 tỉ đồng/năm.
Trong đời mỗi công dân phải sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ Ảnh: TẤN THẠNH
Vẫn rối phương án
Bình luận (0)