Phóng viên: Thưa ông, dự kiến chiều nay, 16-12, HĐXX sẽ tuyên án vụ Vinalines và Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ “đối đầu” với việc thu hồi một số tiền sai phạm rất lớn cho ngân sách. Xin hỏi đến nay trong vụ Vinashine đã có mấy đơn vị được “thụ hưởng” số tiền sai phạm có đơn yêu cầu thi hành án?
Nhưng được biết sau khi Bộ Tư pháp nhắc nhở nhiều lần, Bộ Giao thông Vận tải đã đốc thúc các đơn vị cấp dưới nhanh chóng phối hợp và sớm có đơn yêu cầu thi hành án, thu hồi tài sản sai phạm rồi chứ?
- Có ý kiến Bộ Giao thông Vận tải thì mới có 2 đơn vị đấy.
Tại sao họ thờ ơ với việc này?
- Các cá nhân đều có lợi ích ở đó. Bản thân người thi hành án lại có quyền lợi gắn với các đơn vị ấy. Người ta nghĩ có thể bằng cách khác thì lại tốt hơn, ví dụ thế.
Hay có sự nể nang sếp cũ?
- Tôi không rõ lắm nhưng có thể họ nghĩ có thể xử lý bằng cách khác.
Nhưng theo quy định của pháp luật thì số tiền rất lớn trong vụ Vinashin (hơn 1.000 tỉ đồng - PV) bắt buộc phải thu hồi về ngân sách, không thể áp dụng cách nào khác để khắc phục cả?
- Tôi nghĩ những công ty, tổng công ty đó có quan điểm như vậy. Ở đây có cả sự nể nang, bởi dù sao những người phải thi hành án trước đó cũng là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.
Lãnh đạo Vinalines có mặt tại tòa và cũng tỏ ra rất thờ ơ nên bị HĐXX nhắc nhở khi không tính toán, đưa ra đề nghị nào về mức tiền yêu cầu các bị cáo phải bồi thường. Nếu sau này phải thi hành án mà Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thờ ơ trong chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi hành án thì sao ?
- Lần này chắc sẽ quyết liệt hơn. Nghị định 125/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự mới có hiệu lực đầu tháng 12 này đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản cấp trên trong việc đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp sớm có đơn thi hành án dân sự, đặc biệt là tài sản thu hồi về ngân sách. Thông thường các vụ án lớn như thế này thì chắc sẽ có một ban chỉ đạo.
Tổng cục Thi hành án dân sự đã tham mưu, tư vấn cho Bộ Tư pháp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về thi hành án dân sự để thực hiện trong các vụ án lớn. Hiện Thủ tướng đã xem xét chưa?
- Vẫn đang được nghiên cứu. Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ được thành lập khi vụ án có số lượng tài sản lớn. Vinashin thì tài sản có gì đâu, đơn yêu cầu thi hành còn chưa có thì thi hành án cái gì? Thi hành án mà không có tài sản thì làm thế nào được. Và như thế thì thành lập Ban Chỉ đạo Thi hành án trung ương để làm gì.
Bình luận (0)