Nếu Trung Quốc đã thành chủ nợ thì những yêu cầu của con nợ dù về bất cứ lĩnh vực nào cũng khó có thể được thực hiện. Trên thế giới từ xưa đến nay, việc cho vay nợ hoặc viện trợ của các quốc gia lớn nhằm áp đặt sự tuân phục của các quốc gia khác diễn ra quá nhiều. Khi phụ thuộc vào kinh tế thì dễ dẫn đến phụ thuộc nhiều thứ khác. Rất nhiều bạn đọc bày tỏ: Phải nói “không” với những đồng tiền của Trung Quốc. Biết bao nhiêu là quốc gia đánh nhau đến tan cửa nát nhà cũng chỉ để giành nguồn lợi về kinh tế, dầu mỏ... thì làm gì có chuyện rộng rãi đến độ mang tiền cho người khác. Bạn đọc Xuân Phạm hoan hô ý kiến của các đại biểu thẳng thắn chất vấn về vấn đề biển Đông và khẳng định: "Khó yêu cầu xử lý tranh chấp về chủ quyền khi còn nhận sự trợ giúp".
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng. Ảnh: TƯ LIỆU
Bạn đọc tranquangteo đề nghị Chính phủ nên trưng cầu ý dân xem dân ta cho ý kiến như thế nào về biển đảo của VN ở biển Đông khi mà TQ đã đang xâm lấn mở rộng dần. "Cũng nên giảm và đi đến chấm dứt các nguồn vốn, nguyên liệu nhập của TQ... Chúng ta đã có quan hệ hợp tác rộng mở với nhiều nước, không lý gì ta phụ thuộc TQ".
Quân đội Việt Nam anh hùng. Ảnh: TƯ LIỆU
Thời nay, trong tâm thế lấn lướt thiên hạ, Trung Quốc luôn giữ mưu đồ bành trướng biển Đông, chèn ép các nước khác. Có thể họ dùng đòn kinh tế để gây ảnh hưởng cho những mục đích khác. Giải pháp của bạn đọc Quang single là: "Tôi thiết nghĩ không chỉ không nhận viện trợ mà kể cả những vấn đề mà VN mình còn phụ thuộc Trung Quốc cũng nên tìm nguồn khác thay thế. Bản thân mỗi công dân VN chúng ta cũng nên chia sẻ để mọi người đều biết và có trách nhiệm nói không với những lợi nhuận từ tất cả những gi liên quan từ Trung Quốc, nếu không thì chính chúng ta đã hại mình và cả thế hệ tương lai của VN chúng ta". Bạn đọc Thế Hùng khẳng định: “Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng chắc chắn không thể đánh đổi nó bằng chủ quyền quốc gia”.
Bình luận (0)