xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Nền kinh tế vật vã đi lên”

Bài và ảnh: Thế Dũng

Cơ chế xin - cho, xem doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo đang không chỉ gây khó cho kinh tế tư nhân mà còn tạo lực cản việc tái cơ cấu nền kinh tế

Ngày 27-9, Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức đã khai mạc tại Ninh Bình với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản”.

Sống trên sự vô trách nhiệm

Tại cuộc họp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng “nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy vào cuối năm 2013 và đang vật vã đi lên”. “Đáng ngại là khu vực kinh tế tư nhân ngày càng yếu đi trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 67,3% và chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Tại sao tăng trưởng kinh tế không tạo được nội lực cho DN trong nước? Đây là câu hỏi cần được trả lời một cách nghiêm túc” - ông Tuyển nhìn nhận. Ủng hộ lập luận của ông Tuyển, GS-TS Trần Thọ Đạt khuyến nghị nếu Chính phủ tiếp tục chính sách kích cầu thì chỉ nên nhắm vào khu vực tư nhân.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy vào cuối năm 2013 và đang vật vã đi lên
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy vào cuối năm 2013 và đang vật vã đi lên

Trong khi đó, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định tỉ lệ sản xuất của DN FDI cao nhưng lại không có tác dụng nâng cấp nền kinh tế. “Chúng ta chậm thay đổi mô hình tăng trưởng, thiên lệch và sai lệch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là không tuân thủ nguyên tắc thị trường” - TS Thiên nói. Theo TS Thiên, Việt Nam đang cố giữ cơ chế xin - cho, quan niệm DN nhà nước là chủ đạo. “Đáng sợ nhất, trách nhiệm bộ máy hiện nay là cơ chế tập thể trong khi cơ chế thị trường là trách nhiệm cá nhân. Đang có tình trạng duy trì hệ thống thiếu trách nhiệm, vô trách nhiệm và kiếm ăn trên sự vô trách nhiệm” - TS Thiên thẳng thắn và dẫn ví dụ ngành thuế nói giảm giờ thu thuế “khó” nhưng khi Thủ tướng yêu cầu thì chỉ 1 tháng sau đã giảm được 200-300 giờ cho DN.

Nhìn sự khó của nền kinh tế dưới góc độ thể chế, TS Võ Đại Lược đặt vấn đề: “Kinh tế thị trường mà lấy nền kinh tế nhà nước làm nền tảng, tư nhân là hành lang thì làm sao hòa nhập được?”.

Tái cơ cấu chậm vì phi thị trường

Làm rõ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, TS Trần Đình Thiên cho biết thực tế cho thấy có chuyện dành đặc quyền lớn cho khu vực DN nhà nước cộng với ham muốn kiểm soát giá cả đã làm thị trường giá méo mó. “Trong khi vấn đề cốt lõi của tái cơ cấu là phải có kinh tế thị trường đúng nghĩa nhưng chúng ta lại có xu hướng kiềm chế các quá trình thị trường hóa” - TS Thiên nhận định.

Cũng nguyên nhân “phi thị trường”, TS Thiên đưa ra dẫn chứng nhà nước vừa muốn thoái vốn nhanh ở các DN nhà nước nhưng lại không muốn bán theo giá thị trường. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - cho rằng chất lượng thoái vốn chưa đạt bởi con số gần 30% đã thoái vốn thực chất chỉ là chuyển giao nội bộ trong khu vực DN nhà nước và lại càng không được bán theo giá thị trường.

Là một trong những tác giả của đề án tái cơ cấu nền kinh tế, ông Cung cho rằng mấu chốt của sự ì ạch là do chúng ta chưa áp dụng nguyên tắc cạnh tranh công bằng đối với DN nhà nước. “Sự thiên lệch biểu hiện ở việc lãnh đạo bộ hay địa phương sẵn sàng “can thiệp” để tiêu thụ sản phẩm cho DN nhà nước, khi thua lỗ thì tăng giá chứ không nghĩ giảm chi phí hoặc tăng năng suất. Từ đó làm méo mó thị trường giá, gây thua thiệt cho các DN khác” - ông Cung gay gắt.

TS Trần Đình Thiên “vẽ” chân dung nền kinh tế Việt Nam hiện nay: Công nghiệp nặng về khai thác tài nguyên, nông nghiệp chuyển dịch theo kiểu quay tít mù, du lịch khách đi đa số không trở lại...

 

Xử lãnh đạo DN nhà nước để nợ xấu

TS Trần Du Lịch cho hay từ năm 2012 đến nay, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được khoảng 184.000 tỉ đồng nợ xấu nhưng nợ xấu lại tiếp tục phát sinh. Để giải tỏa, ông đề nghị Quốc hội cần sớm sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở, Luật DN, Luật Kinh doanh bất động sản... theo hướng mở rộng đối tượng sở hữu nhà ở; tạo điều kiện cho việc bán, phát mãi tài sản bảo đảm; cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản; quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của DN đối với các khoản nợ ngân hàng...

Liên quan vấn đề này, ông Trương Đình Tuyển cho rằng tỉ lệ nợ xấu cũng cần được minh bạch. “Đối với nợ xây dựng cơ bản và nợ của DN nhà nước thì cần tìm nguồn để trả đồng thời phải xử lý lãnh đạo DN nhà nước đã gây ra nợ xấu” - ông Tuyển đề nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo