xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên sớm công bố bí mật lịch sử

Thế Dũng – Phạm Dương

Thảo luận về dự án Luật Lưu trữ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải có quy định cụ thể về thời gian giải mật tùy từng loại tài liệu, thông tin mật, chứ không quy định chung 40 năm như dự thảo

Ngày 12-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự án Luật Lưu trữ. Theo nhiều đại biểu (ĐB), đã đến lúc cần công bố những tài liệu, thông tin mật, trong đó có thông tin mật trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, sau một thời gian nhất định. Vấn đề này nhằm giúp cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thuận lợi và để nhân dân biết về bối cảnh, hiểu đúng đắn các vấn đề lịch sử.
 
img

Đại biểu Vũ Văn Hiền (Vĩnh Phúc) đóng góp ý kiến về dự án Luật Lưu trữ. Ảnh: TTXVN

 
Tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận
 
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn ủng hộ thời hạn giải mật các tài liệu mật bình thường sau 40 năm như dự thảo luật. Vị ĐB vốn là một vị tướng quân đội này cho rằng cuộc chiến tranh giải phóng đã kết thúc hơn 30 năm nhưng nhiều tài liệu mật liên quan tới chiến tranh giải phóng hay những cuộc chiến tranh sau đó vẫn cần thêm thời gian mới có thể công bố.
 
Tán đồng quan điểm có những loại tài liệu mật phải 40, 50, 60 năm hoặc thậm chí không công bố song ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng những tài liệu mật bình thường nên được giải mật sớm hơn, có thể 25 hoặc 30 năm. Theo ĐB Thanh, có những tài liệu mà nếu công bố sớm sẽ rất có lợi, còn nếu quy định “cứng” 40 năm sau mới công bố thì khác nào mình tự “bó chân bó tay mình”.
 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Lê Minh Hồng đề nghị tài liệu đã được giải mật thì nên tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận rộng rãi và cũng cần quan tâm đến thời hạn giải mật vì nhiều văn bản vừa ra một thời gian nhưng không còn ý nghĩa mật.

 
Đừng quá “đào sâu, chôn chặt”
 
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận nêu lịch sử cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Theo đó, mỗi ngày có một đại đội vào thành nhưng đến nay không lưu lại được bản danh sách chiến sĩ. Ông Thuận cho rằng nhận thức xã hội về lưu trữ hiện nay rất yếu, ý thức bảo vệ không tốt. Nhiều tài liệu rất quý đến nay không còn bản chính, bị thất lạc rất nhiều. Bên cạnh đó, theo ông Thuận, có vấn đề về quan điểm lưu trữ hiện nay là “đào sâu, chôn chặt” dẫn đến việc khó tiếp cận.
 
Về quy định thời gian “đào sâu, chôn chặt” bí mật quốc gia, ĐB Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam) đề nghị dự luật cần quy định rõ thế nào là bí mật quốc gia và bí mật bao nhiêu năm thì phải giải mật để công bố cho nhân dân được biết. Ông Trịnh nói: “Bây giờ, quân đội muốn giữ, công an muốn giữ, tình báo cũng muốn giữ nhưng lại không có tính hệ thống dẫn đến không kiểm soát được tài liệu và khi cần không biết tìm ở đâu”. Ông Trịnh góp ý về việc cần chú trọng tiếp cận tài liệu về VN ở nước ngoài như tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa ở Pháp, Bồ Đào Nha có rất nhiều nhưng chưa khai thác được bao nhiêu.
 
Đồng tình, ĐB Trần Đình Long (Đắk Lắk) cũng cho rằng luật phải phân định rõ các loại tài liệu phải lưu trữ trong thời gian bao lâu, lưu trữ theo mức độ nào, vĩnh viễn hay có thời hạn. Ông Long cho rằng làm rõ các quy định này sẽ tránh tình trạng “nhiệm kỳ” đối với lưu trữ khi người thấy quan trọng thì cho giữ lại nhưng người khác lên thay lại cho là bình thường và hủy đi.
 
Sửa đổi, bổ sung 7 nhóm vấn đề Bộ Luật Tố tụng dân sự
 
Chiều 12-11, QH đã nghe Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trình bày tờ trình về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự. Theo đó, có 7 nhóm vấn đề được sửa đổi, bổ sung gồm: Thẩm quyền của tòa án, về người tham gia tố tụng dân sự và những người tham gia tố tụng khác, sửa đổi về thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm; phúc thẩm; bổ sung thủ tục xét lại bản án; thủ tục giải quyết việc dân sự về phạm vi áp dụng; bãi bỏ các quy định về thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án.
 
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật này, bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, nói thực tiễn xét xử cho thấy thời gian qua, có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có sai lầm nghiêm trọng hoặc có chứng cứ mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định nhưng không có cơ chế để giải quyết lại, đương sự rất bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài.
 
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất nên không ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán. Để khắc phục vướng mắc này, Ủy ban Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo luật.
 
Chiều cùng ngày, QH cũng đã nghe trình bày dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
 
T.Dũng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo