xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Nếu có lỡ đi tù, về tôi cũng sẽ lại làm hiệp sĩ"

NLĐO

(NLĐO) - Đó là chia sẻ của anh Trần Anh Tuấn, Đội phó Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương về những khó khăn của các hiệp sĩ trong quá trình hoạt động.

Để các CLB “hiệp sĩ” tiếp tục được duy trì và hoạt động hiệu quả, đúng khuôn khổ pháp lý, Báo Người Lao Động đang tổ chức tọa đàm - giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Tìm mô hình và thiết chế hoạt động cho hiệp sĩ đường phố”.

img

 
img
Các hiệp sĩ tại buổi tọa đàm
 
img
 
 
Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia pháp luật, xã hội, cộng đồng: Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28) - Bộ Công an, thượng tá Phạm Đắc Trường, Phó Trưởng phòng PV 28 Công an TPHCM, PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng Bộ môn Đô thị học - Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cùng các thành viên CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương và nhóm "hiệp sĩ" TPHCM. Một nạn nhân của cướp là anh Nguyễn Xuân Hùng cũng có mặt trong buổi tọa đàm.
 
img
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
img
Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (V28) bắt tay các hiệp sĩ trong buổi tọa đàm
 
img

Khởi đầu buổi tọa đàm trực tuyến PV Báo Người Lao Động đã hâm nóng không khí bằng bài hát Tiểu đoàn 307.
 
img
Phóng viên Báo Người Lao Động tặng các "hiệp sĩ" và khách mời bài hát Tiểu đoàn 307
 
 
Mở đầu buổi tọa đàm anh Trần Anh Tuấn, Đội phó Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, Bình Dương cho biết: Khoảng 1995, trên địa bàn TP Thủ Dầu Một phường Phú Hòa là cửa ngõ của tỉnh Bình Dương, đang trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đi cùng đó là tội phạm các nơi đổ về. Ban đầu CLB ra đời để thí điểm với mô hình tên Đội phòng chống cướp giật ban ngày trên đường phố.
 
Năm 2005, mô hình này được nâng cấp lên thành CLB phòng chống tội phạm do trưởng công an phường trực tiếp quản lý, điều hành. Từ năm 1995 đến nay chúng tôi trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm và cạm bẫy. Nhưng điều vui nhất là nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã hội.
 
img
Hiệp sĩ Trần Anh Tuấn
 
Từ khi mới ra đời mô hình chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, xe cộ phải tự lo và thường xuyên đối mặt với các băng nhóm giang hồ dùng hung khí đe dọa. Nếu không trực tiếp đe dọa thì các băng nhóm dùng tiền bạc, vật chất để mua chuộc.
 
Suốt 5 năm đầu khi mô hình ra đời thì chúng tôi luôn vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ, phối hợp với các chuyên án phá nhiều vụ án. Có thể cho đến nay, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm của Đảng, của chính quyền và sự hưởng ứng của người dân. Chúng tôi nhận được một ít trợ cấp có khi còn thiếu thốn nhưng chúng tôi lấy những khó khăn mình đã khắc phục để an ủi bản thân.
 
img
Hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến

Anh Tuấn trăn trở: "Điều chúng tôi sợ nhất là sự nghi ngờ của nhiều người, có những người đã đặt thẳng vấn đề có tiêu cực hay không, có “hợp đồng” hưởng lợi hay không. Nhưng chúng tôi đã vượt qua những dư luận xấu để hoàn thành nhiệm vụ suốt 15 năm qua".
 
Trong khi ở Bình Dương mô hình "hiệp sĩ" hoạt động có tổ chức (có quyết định thành lập của UBND tỉnh Bình Dương) thì phong trào săn bắt trộm cướp ở TPHCM chỉ mang tính tự phát.
 
Là cánh chim đầu đàn của phong trào săn bắt cướp giật của TPHCM, hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến chia sẻ, hiệp sĩ cũng là một người công dân nhưng là những công dân có nhiều nhiệt huyết, có sẵn trong người đam mê săn bắt cướp để mong xã hội được yên bình.
 
Minh Tiến cho biết, anh bắt đầu bắt cướp, giật trên đường phố từ năm 1996, lúc đó anh chỉ làm một mình. Đến năm 2009, nhiều anh em bắt đầu tham gia và tụ họp với nhau thành nhóm.
 
"Anh em nào muốn gia nhập nhóm "hiệp sĩ đường phố" thì không được xâm mình, được công an xác nhận có lý lịch tốt, có hồ sơ, hình ảnh rõ ràng. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, chúng tôi luôn lấy dân làm gốc, tôi luôn nhắc anh em không được tỏ ra mình giỏi, nói gì hay làm gì làm mất lòng dân".
 
Hoạt động chủ yếu của nhóm hiệp sĩ TPHCM là bắt các vụ trộm, cướp có quả tang, ngăn chặn các vụ đánh nhau hoặc hỗ trợ công an truy bắt tội phạm. Lúc mới thành lập nhóm, hoạt động khó khăn vì hầu hết đi làm. Tuy nhiên, thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của Eximbank nhóm hiệp sĩ TPHCM đã mua thêm 3 chiếc xe máy, lập quỹ...

"Nhóm hiệp sĩ TPHCM cũng muốn thành lập một câu lạc bộ để hoạt động được chặt chẽ, có tổ chức hơn", hiệp sĩ Minh Tiến bày tỏ.
 
img
Đại tá Huỳnh Ngọc Phương
 
Chia sẻ những khó khăn của các hiệp sĩ ông Huỳnh Ngọc Phương Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc-Bộ Công an (V28) nhận xét: Trong phạm vi của buổi tọa đàm này, tôi xin được đề cập đến một số vấn đề như: Trong phạm vi cả nước cho đến nay khẳng định chưa có nhóm nào, tên gọi nào là “Hiệp sĩ”. Đó là một từ được quần chúng nhân dân tôn vinh, xã hội và truyền thông ca ngợi những người tham gia bắt cướp.
 
Tôi cũng biết các hiệp sĩ CLB phường Phú Hòa, Bình Dương và các nhóm bắt cướp ở TPHCM cũng trải qua nhiều thăng trầm. Nhóm ở Bình Dương được cơ quan chức năng thành lập, có cơ quan giám sát về phạm vi hoạt động cũng như tài chính sinh hoạt và cũng mang tính tự nguyện, tự phát.

Liên quan đến vấn đề pháp lý, nhiều người cho rằng sự nghiệp an ninh trong xã hội là trách nhiệm của lực lượng an ninh, quan điểm đó được cho là hẹp hòi vì bất cứ ai, công dân nào cũng có quyền và nghĩa vụ tham gia phòng chống tội phạm chứ không riêng gì lực lượng công an. Công an chỉ là lực lượng nồng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng còn tất cả người dân đều có thể tham gia bắt tội phạm.
 
Trong thực tế nhiều người buôn gánh bán bưng, các bác tài chạy xe ôm đều tham gia vào công việc phát hiện và phòng chống tội phạm. Đến thời điểm hiện tại tôi cũng có nhiều trăn trở như về trường hợp của anh Nguyễn Xuân Chinh bắt cướp đã tử nạn, đó là một tấm gương sáng điển hình cho phong trào quần chúng tham gia phòng chống tội phạm nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ, công nhận nào từ xã hội về hành động nghĩa hiệp của anh.
 
Nhìn nhận dưới góc độ xã hội về mô hình các CLB hiệp sĩ, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng Khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH và Nhân văn TPHCM (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: Tôi là một người nghiên cứu trong lĩnh vực đô thị thì thấy rằng mỗi người trong xã hội đều có một nhiệm vụ riêng. Việc phát hiện và trấn áp tội phạm thuộc nhiệm vụ của công an vì họ có lương, có trang bị vũ khí tự vệ. Trên thế giới chưa thấy mô hình gọi là “hiệp sĩ” như ở Việt Nam. Nói như vậy thì các anh công an cũng phải coi lại vì sao có những người dân bình thường thời gian rảnh rỗi thì sinh hoạt với vợ con nhưng có những người dám xông pha ra đối đầu với tội phạm.

Ở một xã hội hiện đại thì mô hình  “hiệp sĩ” sẽ tàn rụi nếu không có một thiết chế hoạt động phù hợp.
 
img
PGS-TS Nguyễn Minh Hòa 
Tuy nhiên, theo ông Hòa, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì dễ nảy sinh “bần cùng sinh đạo tặc”.  TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương là mảnh đất màu mỡ để làm ăn, thành ra tình hình an ninh ở đây ngày càng phức tạp mà lực lượng công an thì mỏng và phong trào hiệp sĩ ra đời.
Khi xã hội nhiễu nhương quá thì cần hợp thức hóa mô hình hiệp sĩ.
Thực tế cho thấy, mô hình hiệp sĩ không còn mang tính tự phát nữa, không phải là chuyện giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha. Vì vậy, ông Hòa đề nghị nhà nước cần xem lại thiết chế cho hoạt động này chứ không thể để hoạt động như thời gian qua nữa.
Trước hết là tên gọi, theo ông Hòa dùng cụm từ CLB là không ổn vì nó toát lên cái gì chưa nghiêm túc, chỉ cho vui nên cầu thay đổi cách gọi. Thứ hai, hiệp sĩ là cánh tay nối dài của cảnh sát nên cần một cái tên chính danh và tổ chức có quy củ, chặt chẽ kèm theo huấn luyện, hỗ trợ.
"Nếu cứ để các phong trào hiệp sĩ hoạt động như thời gian qua và ngày càng phát triển ở một số tỉnh, thành khác thì dễ biến tướng, mất kiểm soát".
Tiến sĩ Hòa nhận định, cái khó của hiệp sĩ không phải là chuyện khó khổ khi bắt cướp mà là áp lực từ dư luận xã hội vì không ít người nghi nhờ tinh thần “hiệp sĩ”. Áp lực đó dễ làm các hiệp sĩ nản lòng. Vì vậy, nhà nước nên xem xét lại, công nhận mô hình này một cách chính quy, hoạt động có tổ chức để các hiệp sĩ an tâm hoạt động và không bị rơi vào trường hợp hiệp sĩ Bình Dương bị Công an quận 12 - TPHCM triệu tập vừa qua.
Vấn đề phải đặt ra và bàn bạc một cách bài bản về mô hình “hiệp sĩ”, trong giai đoạn như hiện nay, thiếu sự ổn định như hiện nay thì mô hình “hiệp sĩ” rất cần. Khi xã hội nhiễu nhương quá thì rất cần những người tâm huyết với công cuộc toàn dân phòng chống tội phạm. Tuy nhiên phải giải quyết những vấn đề pháp lý, về trợ cấp, phải có những quy định chặt chẽ. "Điều đau khổ nhất là việc những “hiệp sĩ” bị xã hội bàn tán việc “nhúng chàm”, họ đau khổ một thì người thân đau khổ mười, cảm giác mệt mỏi bao trùm cả gia đình. Chính vì vậy, các tổ chức chính quyền, an ninh cần phải có quy chế để các “hiệp sĩ” hoạt động. Quan điểm của tôi là cần duy trì trong thời gian này đặc biệt là xã nhiễu nhương như hiện nay, ly hôn nhiều, trẻ em tự bươn chải nhiều", ông Hòa nói.
img 
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải
Theo ông Phạm Đắc Trường, Phó trưởng phòng PV28 Công an TPHCM: "Các anh em tham gia phòng chống tội phạm thì không riêng gì chúng tôi mà người dân đều ủng hộ. Hàng tuần Công an TPHCM đều có tổ chức các buổi lễ khen thưởng rất nhiều những công dân tham gia bắt cướp, phát hiện và chống tội phạm. Vì vậy, Công an TPHCM mong muốn các “hiệp sĩ” tiếp tục tham gia phòng chống tội phạm trên địa bàn TPHCM".
img
Anh Nguyễn Xuân Hùng người bị nạn kê chuyện được hiệp sĩ cứu giúp
Anh Nguyễn Xuân Hùng, một người từng bị cướp đã được các hiệp sĩ cứu giúp kể: Tôi đến tại huyện Bến Cát-Bình Dương sinh sống, ban ngày đi làm công nhân còn ban đêm đi chạy xe ôm để nuôi các con ăn học. Tháng 7 vừa rồi tôi đi chạy xe ôm vào buổi tối hôm đó, một người khách đón xe ôm kêu chở đi. Trên đường đi thì người khách nói rằng bị rơi dép kêu tôi quay lại lấy.  Khi tôi vừa cúi xuống nhặt thì bị đè xuống lấy xe bỏ chạy. Tôi được các “hiệp sĩ” Bình Dương lấy lại được chiếc xe để tiếp tục làm ăn.
Trước khi nói vào chủ đề buổi tọa đàm, PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện nhìn về phía các hiệp sĩ, cho biết: "Từ lâu tôi rất ngưỡng mộ các hiệp sĩ, nhất là hiệp sĩ Minh Tiến. Đọc báo, xem hình Minh Tiến bắt cướp thấy thật oai. Hôm nay gặp người thật, tôi thấy Minh Tiến thật... phong độ".
img
PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện 
Ông Điện không đồng ý việc ông Hòa cho rằng ở các xã hội hiện đại không có “hiệp sĩ” nếu không muốn nói họ hoạt động còn hiệu quả hơn. Bởi vì, theo quy luật hoạt động của xã hội, pháp luật luôn có lỗ hổng, vì vậy dù bất cứ xã hội nào cũng sẽ tồn tại các hiệp sĩ.
Theo ông Điện, sự tồn tại của hiệp sĩ là đương nhiên và họ có quyền làm gì mà pháp luật không cấm. Vì vậy, vấn đề tồn tại hay không tồn tại hiệp sĩ không có gì khó, cái khó là vấn đề tài chính. Vì vậy, nếu xây dựng mô hình thì xây dựng mô hình hiệp sĩ bán chuyên nghiệp do nhà nước quản lý và có chế độ cho các hiệp sĩ. Tuy nhiên, cũng không nên ràng buộc các hiệp sĩ phải vào tổ chức này, họ có thể hoạt động tự do theo khuôn khổ pháp luật.
img
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Dưới góc độ một luật gia, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho biết để các hiệp sĩ chính danh và có chế độ cho các anh khi có rủi ro trong hoạt động bắt trộm, cướp nên đưa “hiệp sĩ” vào lực lượng dân quân tự vệ trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc để trước mắt giải quyết những chế độ cho họ. "Nhân đây tôi cũng đề xuất để Bộ Công an nên xem xét về việc có chính sách hỗ trợ cho các anh. Hiệp sĩ cần tìm hiểu những quy định về pháp luật, bắt giữ người như thế nào để không vi phạm pháp luật".  
img
 
Qua những ý kiến của công an, chuyên gia, hiệp sĩ Minh Tiến khẳng định trong suốt 10 năm hoạt động, nhóm hiệp sĩ TPHCM phối hợp rất chặt chẽ với công an. Ngoài ra, anh cũng từng có đơn xin đề nghị thành lập CLB phòng chống tội phạm nhưng chưa có kết quả. Hiệp sĩ Tiến khẳng định, săn bắt cướp là một công việc mà không phải ai cũng dám làm và làm được.
Nhóm hiệp sĩ TPHCM chỉ khác công dân bình thường là có võ nghệ và lòng dũng cảm hơn người nên muốn đóng góp sức mình cho xã hội. Hiện nhóm hiệp sĩ đang hoạt động rất hiệu quả và ngày càng phát triển nên anh muốn được hoạt động chính danh, có tổ chức hơn.
Đồng quan điểm, hiệp sĩ Anh Tuấn cho biết săn bắt cướp là tin thần vốn có, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra các hiệp sĩ Bình Dương vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn.
"Nếu vì trong quá trình truy bắt tội phạm, chúng tôi vi phạm pháp luật và phải đi tù. Khi đi tù về chúng tôi sẽ lại làm hiệp sĩ", hiệp sĩ Anh Tuấn khẳng định.
img
Hai "linh hồn" của phong trào hiệp sĩ TPHCM và Bình Dương: Hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến (áo xanh) và Nguyễn Thanh Hải (thứ 2 từ trái sang) đại diện nhận quà.
Phát biểu tổng kết buổi tọa đàm, đại tá Huỳnh Ngọc Phương chia sẻ: Bài học đầu tiên của người công an là “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, dựa vào dân trong công tác phòng chống tội phạm là tôn chỉ của ngành công an vì vậy, ông hết sức ủng hộ mô hình hiệp sĩ.
Vấn đề danh chính của các tổ chức, ông Phương cho rằng tùy theo đặc điểm của từng địa phương mà có có đề xuất với trung ương ban hành các văn bản quy định nhằm đưa ra quy chế, mô hình hoạt động riêng. "Hiện ngân sách nhà nước không thể chi trả lương cho một lực lượng mới thành lập nào", ông Phương khẳng định.
"Mô hình CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (Bình Dương) là một mô hình tốt, cần nhân rộng. Về tên gọi cũng đã ổn, không cần phải thay đổi", ông Phương nói thêm. 
img
Hai hiệp sĩ Bình Dương dự tọa đàm


img
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải
Theo ông Phương, cái khó là hoạt động của nhóm hiệp sĩ ở TPHCM. Hiện nhóm này hoạt động rất hiệu quả, cũng có kinh phí nhưng lại mang tính tự phát, chưa có tổ chức, quy chế hoạt động rõ ràng. Trong khi đó, địa bàn hoạt động của nhóm hiệp sĩ TPHCM trải rộng khắp TP nhưng nếu thành lập CLB trực thuộc phường thì chưa phù hợp.
"Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào thì chúng ta nên làm việc nghĩa trong khuôn khổ của pháp luật", đại tá Phương nhấn mạnh.
img
Hiệp sĩ Trần Anh Tuấn xúc động khi kể về việc anh bị tố cáo cưỡng đoạt tài sản
- Mọi người thường gọi các anh là Hiệp sĩ, vậy mà mới gặp chút trở ngại các anh đã nản lòng. Vậy các anh có thật sự xứng danh Hiệp sĩ chưa? (Nguyenhuyhoang2007@yahoo.com)
 
- Bạn đọc quan lam địa chỉ mail qualatexas@yahoo.com đặt câu hỏi:  

1/ Các bạn HIỆP SĨ ở Bình Dương - kể cả TPHCM đã có khúc DẠO ĐẦU rất đẹp, rất gam go, gian khổ ... kể cả máu và nước mắt; thế mà chỉ một chút VƯỚNG VÍU ( phải chờ thêm kết quả của cơ quan điều tra - mà tôi tin các bạn là VÔ TỘI - các bạn cũng khẳng định mình là vô tội còn gì) đến yếu tố pháp luật thì các bạn lại BẤT MÃN + BUÔNG CHÈO + BỎ CUỘC !!! Thế là sao?

2/ Có nên chăng các bạn trong tương lai thực hiện theo kế hoạch cụ thể của cơ quan công an địa phương: triển khai bắt đua xe, đánh bài,bắt trộm, tuần tra an ninh khu vực... ?

- Hiệp sĩ Trần Anh Tuấn, Đội phó Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, Bình Dương, trả lời:

Hiện nay, CLB đang trong quá trình rút kinh nghiệm, kiểm điểm. Không loại trừ loại tội phạm đưa các hiệp sĩ vào vòng lao lý. Chúng tôi thường xuyên đề xuất sớm đưa vào quy chế để giải quyết chế độ cho các anh em. Nghe thì thấy rất buồn, rất nản lòng vì nhiều người không tin tưởng mình. Nhưng khi nhận được điện thoại của người dân dù cho lúc nửa đêm chúng tôi vẫn phải đi, đi bắt không được thì chúng tôi và cả người dân đều cảm thấy rất vui. Không chỉ riêng mình tôi buồn mà cả những người thân cũng cảm thấy rất buồn, nhưng vì an ninh chung vì người dân chúng tôi sẽ vượt qua dư luận, vững tin trước không ít niềm hy vọng mà người dân đặt vào mình.
 
- Bạn đọc Lương Kim Long: hỏi nhân buổi toạ đàm hôm nay em xin có ý kiến này không biết có được không là tại sao các anh không liên kết với cảnh sát 113 và cảng sát hình sự từng quận huyện như là có số điện thoại liên lạc riêng để khi có những vụ án như vụ 10 hiệp sĩ Bình Dương mình có thể điện thoại hỏi ý kiến bên công an để tránh xảy ra việc như vậy. Tại sao mình không liên kết hơn nữa bên công an hình sự trong việc tuần tra truy bắt tội phạm như là một tổ 4 hiệp sĩ thì nên có 1 công an hình sự đi cùng.
 
- Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa:  
 
Do tính chất công việc của nhóm nên khi có vụ trộm cướp nào dân báo hay đang đi trên đường thấy trộm cướp nhóm cùng truy đuổi có hôm truy đuổi từ sáng đến 10 giờ đêm. Còn việc của bên công an nếu có trình báo thì do là cơ quan nhà nước, chức năng nhiệm vụ của công an khác, nhất là thực hiện phá án phải báo cáo, xin ý kiến cấp trên này nọ rất mất thời gian nên khi nào thấy trộm cướp là chúng tôi ra tay bắt mà thôi.
 
Bạn: manh389@gmail.com hỏi: Kính chào các anh "Hiệp sĩ đường phố"!
Việc làm chính nghĩa của các anh phù hợp với chủ trương của nhà nước & hợp với lòng dân. Nhưng qua nghi án của các anh "Hiệp sĩ" ở Bình Dương (đang phải tháo gỡ) thì các anh có nghĩ: chính những "nạn nhân" của các anh trả thù bằng cách đưa các anh vào bẫy như vậy không?

Và nữa là: tổ chức các anh hoạt động dưới hình thức là Câu lạc bộ thì không được bảo vệ về pháp lý - vậy các anh có mong muốn được Nhà nước các cấp sẽ có chính sách để các anh được hoạt động và được bảo vệ như những lực lượng chính quy?
 
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải (xúc động, khóc) trả lời: Vụ liên quan đến công an quận 12  đi đâu tôi cũng nghe người thân, bạn bè hỏi này nọ. Nghe buồn lắm. Trong khi mình không tư lợi, chỉ giúp dân thôi. Ai cũng hỏi thăm, nghe thì rất mắc cỡ. Gia đình khuyên tôi nên rút khỏi con đường hiệp sĩ.

Buồn nhưng người dân gọi điện cũng đi, vì lúc tìm không được nhưng người dân cũng rất vui, người dân tin tưởng thì hiệp sĩ làm cho người dân vui.

Nhóm chúng tôi cũng mong nhà nước có chính sách hỗ trợ cho anh em dễ hoạt động như được cho phép sử dụng các loại công cụ đặc biệt hỗ trợ như roi điện để truy bắt các loại tội phạm nguy hiểm như hiện nay.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo