Chưa có gì bất thường
“Trong ngày 7 và 8- 4, theo dự đoán mây phóng xạ tại Đông Nam Á tiếp tục lan dần đến thị xã Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh và có xu hướng nhỏ dần khi tiến vào khu vực miền Bắc. Có thể ngày 9-4, mây phóng xạ sẽ vào Việt Nam. Tuy vậy, nồng độ hạt nhân phóng xạ rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người”- PGS-TS Vương Hữu Tấn khẳng định.
Cùng ngày, theo báo cáo của Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Bộ KH-CN, số liệu đo đạc của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tại TPHCM và Lạng Sơn cho thấy ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be - 7, K - 40, Th - 232 và U - 238 còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I-131, Cs-134 và Cs-137.
Ngoài ra, theo kết quả đo tại trạm quan trắc thuộc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH-CN), chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 7-4 so với ngày 6- 4.
Trước thông tin Công ty Điện lực Tokyo (Nhật Bản) bơm nước nhiễm xạ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển, TS Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ KH-CN), cho hay viện này vẫn chưa phát hiện phóng xạ trong nước biển tại Việt Nam.
Loạn tin đồn
Trong khi người dân đang lo lắng về mây phóng xạ thì cộng đồng mạng lại rộ lên một số tin đồn về phóng xạ. Các tin nhắn được gửi qua Yahoo! Chat, email và trên mạng xã hội Facebook, Twitter… với tốc độ chóng mặt.
Trao đổi với phóng viên, GS Phạm Duy Hiển đã phủ nhận thông tin này. Theo GS Phạm Duy Hiển, phóng xạ đến Việt Nam cũng bị pha loãng, không đáng ngại đến sức khỏe, người dân không nên lo lắng với các thông tin không rõ nguồn như vậy.
Liên quan vấn đề này, PGS Vương Hữu Tấn cho rằng đồng vị phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã được ghi nhận tại Việt Nam nhưng có thể mật độ phóng xạ ở các đám mây sẽ cao hơn.
Bình luận (0)