xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghe dân để diệt tham nhũng

Lê Trường

Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa thống nhất chủ trương đưa 8 vụ đại án ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đây được xem là động thái cứng rắn, thể hiện quyết tâm của Đảng, nhà nước nhằm triệt trừ quốc nạn này.

 

Ngoài 8 vụ trọng án trên, chỉ trong 5 tháng (từ tháng 4 đến 8-2015), trên cả nước, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 82 vụ án tham nhũng với 189 bị can. Hiện có 110 vụ với 232 bị cáo đã bị xét xử.

Thực tế cho thấy vấn đề người dân đặc biệt quan tâm trong các cuộc tiếp xúc cử tri chính là nạn tham nhũng. Từ khi Luật Phòng chống tham nhũng ban hành và Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn, các bộ - ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác này với những kết quả nhất định. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận số vụ tham nhũng do các cơ quan, đơn vị tự phát hiện vẫn còn ít, đa phần do báo chí, người dân phát hiện.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; phát triển thị trường vốn… đang được Chính phủ đẩy mạnh, chắc chắn sẽ nảy sinh những điều kiện mới cho nạn tham nhũng với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, trên phạm vi rộng hơn.

Còn nhớ, trong buổi đối thoại về phòng chống tham nhũng với chủ đề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng” do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức ngày 26-11-2014, ông Giles Lever - Đại sứ Vương quốc Anh - ví von rằng nếu xem tham nhũng là chuột thì Việt Nam cần có những con mèo mạnh để diệt chúng.

Luật chúng ta đã có, chiến lược về phòng chống tham nhũng cũng đã hoạch định rõ ràng, cụ thể nhưng không phải trong “ngày một ngày hai” có thể chấm dứt được tệ nạn - quốc nạn này. Cho nên, để từng bước đẩy lùi tham nhũng thì các giải pháp được đề ra trên văn bản phải thực sự đi vào cuộc sống với lộ trình được vạch rõ cho toàn dân cùng dõi theo.

Không chỉ lắng nghe đầy đủ ý nguyện của dân, các nhà lãnh đạo cần minh bạch về tổ chức hoạt động của các cơ quan công quyền để người dân có đủ thông tin. Lúc đó, chắc rằng tham nhũng dù tinh vi đến đâu cũng khó qua được tai mắt nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp: “Tất cả quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về nhân dân. Và một trong những quyền lực quan trọng là sự giám sát”. Cho nên, hơn bao giờ hết, cần có cơ chế phù hợp để người dân tham gia quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng, tránh tình trạng các cơ quan công quyền lạm dụng nguyên tắc “không phận sự miễn vào” làm rào cản, triệt tiêu ý chí đấu tranh, để xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo