xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghi vấn “chuộc tàu” hàng trăm ngàn USD

Theo PHƯƠNG NAM - PHÚ NHUẬN (Pháp Luật TPHCM)

Đang làm rõ có nghi vấn chạy án xuyên quốc gia. Các thuyền viên sau gần 20 ngày bị giam lỏng đã bị đưa lên đất liền tạm giam gần nửa tháng qua.

Như đã đưa tin, từ ngày 30-11 đến ngày 17-12-2010, 20 tàu cá Việt Nam với 190 ngư dân ở Bình Thuận, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu đã bị cảnh sát Indonesia bắt giữ với cáo buộc đánh bắt cá trái phép. 12 tàu được lai dắt về câu lưu tại đảo Pontianak, tám chiếc còn lại bị câu lưu tại đảo Batam. Tại Pontianak, toàn bộ các thuyền viên sau gần 20 ngày bị giam lỏng ngay trên phương tiện của mình đã bị đưa lên đất liền tạm giam gần nửa tháng qua. Mỗi tàu chỉ được cử một tài công ở lại để trông chừng tài sản.
 
Trong khi các chủ tàu, gia đình thuyền viên đang hoang mang thì ngày 19-1, bốn trong tám chiếc tàu đang bị câu lưu tại đảo Batam bất ngờ được thả. Sáng 21-1, bốn chiếc tàu trên gồm BV5271, BV5273, BV5228, BV5229 đã cặp cảng Vũng Tàu mang theo 35 ngư dân. Trưa cùng ngày, sau khi Bộ đội biên phòng Bà Rịa-Vũng Tàu lấy lời khai, toàn bộ thuyền viên và tàu cá nói trên đã về Phước Tỉnh trong sự vui mừng của gia đình.
img
 
Đảo Pontianak (Indonesia), nơi 12 chiếc tàu cá Việt Nam đang bị câu lưu. Ảnh: TL

Được biết, bốn chiếc tàu “may mắn” nói trên là của ông Phan Kỳ (tức Năm Kỳ) và ông Lê Văn Võ (đều ngụ Phước Tỉnh, Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu). Ông Năm Kỳ cho biết đôi tàu của ông trị giá hơn 7 tỉ đồng nên phải bỏ ra 60.000 USD để chuộc về, đôi tàu của ông Võ nhỏ hơn nên chỉ phải chuộc với giá 50.000 USD.
 
Ông Kỳ cho biết ông đã thông qua một người đàn ông tên Triều và cùng người này bay qua sân Batam để chuộc tàu. Không cần phải qua cảnh sát Indonesia, tất cả đều do ông Triều lo trọn gói. Được biết, Bộ Công an đang cử lực lượng xác minh liệu nhân vật tên Triều này chỉ là kẻ “đón gió” thông tin để lừa đảo ngư dân hay là nhân vật chạy án tầm cỡ xuyên quốc gia. Bởi ngày 20-12-2010, trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương Nhân dân Cộng hòa Indonesia Taufiq Kiemas cho biết sẽ đề nghị đại sứ Việt Nam tại Indonesia làm việc với Bộ Ngoại giao Indonesia, trình tổng thống sớm thả các thuyền viên Việt Nam về trước tết Nguyên đán Tân Mão.
 
Được biết, ông Triều là dân gốc Tuy Phong (Bình Thuận), có hộ khẩu thường trú tại thị xã La Gi (Bình Thuận) nhưng sống ở TP.HCM. Có thông tin cho biết ông Triều quen khá thân với một người đàn ông gốc Hoa, chủ một khách sạn lớn ở bờ biển Batam và là người có quan hệ thân thiết với nhiều quan chức ở Batam. Được biết, đường dây này còn vận động chủ tàu nộp tiền bảo kê để được “đánh bắt an toàn” trên vùng biển Indonesia.
 
Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo