xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngồi cho... có tụ

Diệp Văn Sơn

Lạm phát ban chỉ đạo không chỉ dẫn đến họp hành nhiều, trách nhiệm chung chung mà còn trực tiếp tiêu tốn ngân sách

Trong một hội nghị trực tuyến của ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm, một thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết bà tham gia gần... 100 BCĐ. Tương tự, theo một nhà khoa học, ông có chân trong 23 BCĐ quốc gia! Tham gia nhiều BCĐ như vậy thì chỉ ngồi cho... có tụ chứ làm sao có ý kiến chỉ đạo sâu sắc được? Bởi thế, dư luận thường đàm tếu gọi không ít BCĐ là... ban chỉ đại.

Lạm phát BCĐ không chỉ dẫn đến họp hành nhiều, trách nhiệm chung chung mà còn trực tiếp tiêu tốn ngân sách. Thực tế, đang có tình trạng gọi là hội chứng BCĐ - có quá nhiều chương trình, mục tiêu dẫn đến quá nhiều BCĐ mà mỗi BCĐ lại có bộ máy riêng, chi phí hành chính rất lớn. Không riêng địa phương mà não trạng này đã trở thành hội chứng của nền hành chính chồng chéo chức năng, phân công, phân cấp, trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, thiếu khoa học từ trung ương cho tới địa phương.

Trong thực tế, bất cứ BCĐ nào cũng có lý do cho sự ra đời của mình. Có thể ai đó sẽ biện minh rằng đã quyết định thành lập BCĐ tức là phải có mục đích cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi cần phải rà soát, thống kê, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các BCĐ hiện nay; ngân sách hoạt động, số lượng và lộ trình giải thể những BCĐ không cần thiết.

Rõ ràng là với cách làm việc như hiện nay - khi mà phân công, phân cấp, phân nhiệm, chế độ trách nhiệm không rõ ràng - thì dù có tăng thêm bao nhiêu BCĐ cũng không đáp ứng được hiệu quả. Đi tìm nguyên nhân lý giải cho việc lạm phát BCĐ và qua đó phải làm gì để giảm thiểu, chúng ta có thể thấy:

- Lập quá nhiều BCĐ là do phân công, phân cấp không rõ ràng. Số BCĐ sẽ giảm nếu có sự giao quyền tự chủ cho các sở - ngành, phân cấp cho quận - huyện, nâng cao trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan này.

- Việc phân định chức năng giữa các cơ quan chưa rõ ràng, còn chồng chéo. Một việc nào đó không có người chịu trách nhiệm chính; có quá nhiều cơ quan, tổ chức tham gia cùng một việc nên phải lập BCĐ rồi họp bàn để thống nhất từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, đòi hỏi có mặt đủ thành phần.

- Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ chưa được làm rõ, chưa được thể chế hóa. Có những việc phải tiến hành 5-6 cuộc họp. Khi họp BCĐ, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực tất nhiên phải dự đủ.

- Chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách chưa được làm rõ, thể chế hóa.

- Phân cấp trung ương - địa phương chưa rõ, chưa được thể chế hóa và ngay giữa 3 cấp ở địa phương, giữa chủ tịch và giám đốc sở - ngành cũng tương tự, chưa phân cấp, phân công rành mạch thẩm quyền.

- Chưa xóa bỏ được tư duy bao cấp trong quản lý, cái gì nhà nước cũng ôm, cái gì cũng đòi xin - cho, báo bẩm... Muốn giảm BCĐ, giảm họp thì phải nhận diện cho rõ cái gì nhà nước cần quản lý, cái gì giao cho các thành phần khác, các tổ chức xã hội... Như vậy, muốn giảm BCĐ, giảm họp hành thì phải mạnh dạn giảm nội dung quản lý - theo xu thế cải cách hành chính.

- Có hay không vấn đề thiếu năng lực hoặc thiếu tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm... nên kéo tập thể vào, sinh ra BCĐ, họp hành để giải quyết công việc?

Có ý kiến cho rằng nên sử dụng triệt để giải pháp công nghệ thông tin để giảm BCĐ, đồng thời giảm họp. Thiết nghĩ, việc đưa công nghệ thông tin vào quản lý là cần thiết nhưng đó chỉ là phương tiện, công cụ nên chỉ giải quyết được phần ngọn. Muốn giải quyết được cái gốc của vấn đề, phải tích cực cải cách cơ chế. Việc giảm số lượng BCĐ theo hướng quyết tâm cải tiến lề lối làm việc là một nỗ lực đáng trân trọng, đúng theo câu châm ngôn “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.

Cái gì cũng vậy, đẻ ra thì dễ nhưng dẹp bỏ lại khó nhưng khó mấy cũng phải làm. Vì vậy, việc Đà Nẵng giải thể 70-80 BCĐ là một tín hiệu đáng mừng, hy vọng sẽ tạo ra sự lan tỏa giữa các tỉnh, thành và không dừng lại ở cấp địa phương mà cả trung ương, đồng thời phải có tính bền vững.

 

“Cái đầu Phạm Nhan”

Nhìn chung, các thành viên BCĐ na ná nhau đến 80%-90%. Thường thì chủ tịch hay phó chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực làm trưởng BCĐ, các thành viên còn lại bao giờ cũng là giám đốc các sở - ngành, quận - huyện, cũng là ủy viên UBND.

Trước đây, khi thực hiện chương trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2000-2010 yêu cầu giảm BCĐ, tỉnh Vĩnh Long có sáng kiến mang tính tình thế: Chỉ lập BCĐ duy nhất (động và mở) gồm các ủy viên UBND, chủ tịch hay một phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực nào đó liên quan. Công việc liên quan đến sở nào mà không có trong thành viên UBND thì mời thêm sở đó tham gia BCĐ.

Cả nước cũng từng có đợt đồng loạt cắt giảm BCĐ. Tuy nhiên, việc cắt giảm BCĐ cũng giống như bỏ giấy phép con hay chuyện “cái đầu Phạm Nhan” - chặt bao nhiêu thì mọc lại bấy nhiêu, thậm chí còn mọc ra thêm. Cho nên, việc này rất cần tính bền vững, không chạy theo kiểu phong trào.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo