xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người dân được tham vấn môi trường

tHÙY DƯƠNG

Theo Luật Bảo vệ môi trường, lần đầu tiên người dân được tham vấn đánh giá các dự án có ảnh hưởng đến môi trường cũng như sinh kế

Ngày 16-3 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tọa đàm “Sự tham gia của cộng đồng và tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho thực thi Luật Bảo vệ môi trường”.

Thay đổi nhận thức

Đóng góp ý kiến cho việc cụ thể hóa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đối với các dự án môi trường, TS Đào Trọng Hưng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng khâu tổ chức để cộng đồng tham gia là đặc biệt quan trọng và hoàn toàn không dễ thực hiện. “Chúng tôi đã nghiên cứu 13 năm nay về việc triển khai các dự án sinh kế, môi trường tại 2 xã ở tỉnh Hòa Bình; tổ chức chăn nuôi sạch, trồng nấm sạch, làm du lịch… nhưng làm mãi vẫn cứ không đạt kết quả như mong muốn. Địa phương treo cờ, làm khẩu hiệu tốt nhưng thu gom rác thì mãi không được” - ông Hưng chỉ ra thực tế. Theo ông, để có thể triển khai hiệu quả những dự án môi trường, cần đưa các nội dung đó vào nghị quyết của địa phương từ cấp xã trở lên thì mới có tác dụng. “Hệ thống quản lý nhà nước và địa phương đều làm theo mệnh lệnh từ trên xuống, hoàn toàn trên văn bản mà không gắn vào thực tiễn. Vậy phải làm việc với địa phương để đưa nội dung môi trường vào các văn bản quyết sách thì trên nói dưới mới nghe” - ông Hưng nói.

Theo TS Dương Hồng Thanh, đại diện Thanh tra Chính phủ, người dân ở ngay các TP lớn vẫn còn có suy nghĩ việc bảo vệ môi trường là của nhà nước chứ không phải của mình mặc dù cái được của hoạt động giám sát là rất lớn. “Tham nhũng trong vấn đề môi trường không chỉ khiến nhà nước thiệt hại mà người dân cũng thiệt hại. Vậy phải tìm cách để người dân được giám sát các dự án. Trước tiên, phải để người dân biết được quyền và trách nhiệm của mình thông qua truyền thông, tập huấn, tham gia mô hình thí điểm” - ông Thanh góp ý.

Cần mở rộng đối tượng

Yêu cầu làm rõ hơn về đối tượng tham vấn trong các thông tư hướng dẫn tới đây, bà Nguyễn Hoàng Phượng, đại diện PanNutre, đề nghị xem xét đến việc người dân sống quanh khu dự án bị tác động đến các vấn đề sinh kế, khói bụi, đường sá hư hỏng, khí thải, tiếng ồn… “Thường đối tượng được tham vấn là những người mất đất trong các dự án. Tuy nhiên, thực tế họ chuyển đến chỗ khác và được đền bù, còn những người ở lại xung quanh khu vực đó mới phải chịu tác động về môi trường. Vậy họ có được tham vấn không? Thông tư cần làm rõ điều này” - bà Phượng đề xuất.

Những dự án lớn có tác động đến môi trường cần sự tham vấn của người dân. Trong ảnh: Thủy điện Đồng Nai 2 thuộc tỉnh Lâm Đồng Ảnh: THU SƯƠNG
Những dự án lớn có tác động đến môi trường cần sự tham vấn của người dân. Trong ảnh: Thủy điện Đồng Nai 2 thuộc tỉnh Lâm Đồng Ảnh: THU SƯƠNG

Đánh giá cao điểm mới với sự tham gia của xã hội vào Luật Bảo vệ môi trường nhưng GS Lê Thạc Cán (Viện Môi trường và Phát triển bền vững - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) vẫn chỉ ra điểm cần làm rõ trong nội dung này. Theo đó, chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án phải tham vấn cơ quan nhà nước, tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội nghề nghiệp. “Quy định là khi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì chủ dự án phải tham vấn nhưng chủ dự án lại có quyền quyết định còn công dân thì không. Vậy có mâu thuẫn? Hơn nữa, luật quy định chủ đầu tư xin ý kiến UBND cấp xã về ĐTM trong 15 ngày liệu có đủ để thực hiện?” - GS Cán đặt vấn đề.

Giải thích rõ thêm về ĐTM, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Mai Thanh Dung cho biết tham vấn là quá trình dài, thực hiện liên tục và dần dần hình thành bản ĐTM chứ không phải trong ngày một ngày hai có thể làm được. “Còn 15 ngày UBND xã có ý kiến tham vấn là sau khi đã có báo cáo hoàn chỉnh ĐTM, cần ý kiến chính thức bằng văn bản của địa phương để hoàn thành. Khi UBND xã đã có ý kiến thì phải chịu trách nhiệm với ý kiến của mình” - ông Dung giải thích.

Ông Dung cũng thừa nhận thực tế là trong khi trình bày về ĐTM, hoàn toàn có khả năng doanh nghiệp sẽ làm nhẹ đi các tác động đến môi trường để người dân, xã hội yên tâm, cơ quan nhà nước cấp phép. “Nếu luật giao cho tổ chức độc lập hoặc nhà nước đánh giá thì có thể sẽ khác nhưng nhà nước không thể ôm hết các dự án đầu tư phát triển trong cả nước mà chỉ thẩm định xem xét thôi” - ông Dung phân trần.

Cụ thể hơn, vị phó tổng cục trưởng lấy ví dụ dự án thủy điện Sơn La với quy mô rất lớn, làm 100.000 người dân mất đất, mất nhà, mất nghề nghiệp. Vậy có tham vấn tất cả bằng đấy người không? Trong luật thì quy định ai bị ảnh hưởng đều phải hỏi ý kiến tham vấn nhưng có làm được không, tham gia ở mức độ nào?

Nên có phản biện của các nhà khoa học

Đại diện Hội Hóa học Việt Nam, ông Chử Văn Nguyên, cho rằng việc tham vấn người dân về đất đai, sinh kế, ruộng vườn là chưa đủ mà còn phải quan tâm đến công nghệ, thiết bị tại các dự án đã bảo đảm an toàn môi trường chưa. “Mầm mống tác động đến môi trường có từ khi chọn công nghệ nhưng lúc vận hành mới thể hiện ra. Vì vậy, nên có phản biện của các nhà khoa học bằng văn bản để bảo đảm tính trách nhiệm, khách quan” - ông Nguyên đề xuất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo