xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nuôi yến lo lắng

NHÓM PHÓNG VIÊN

Nhiều chủ nuôi yến cho biết chỉ dựa vào sách vở nên không biết dịch cúm xảy ra trên đàn yến. Có người thì phó thác cho chuyện “chim trời, cá nước”

Những ngày qua, khi xuất hiện bệnh cúm gia cầm trên một bộ phận chim yến nuôi ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), chính quyền địa phương nơi đây đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp khống chế bệnh, không để lây lan thành dịch. Hơn 50 hộ nuôi chim yến ở Ninh Thuận tỏ ra lo lắng và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng.
 
img
Một nhà nuôi chim yến ở TP Nha Trang - Khánh Hòa
Ảnh: KỲ NAM

Chim yến bệnh thì đành chịu!

Anh Trọng, chủ một cơ sở nuôi yến ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, nói: “Chim trời, cá nước biết đâu mà lường. Quan trọng nhất là các cơ quan chức năng hướng dẫn cho chúng tôi cách phòng ngừa bệnh cho chim. Tôi nghĩ, nếu làm tốt đồng loạt nhiều biện pháp thì bệnh sẽ khó bùng phát, lây lan”.
 
Anh Trọng cũng cho biết đã tiêu độc, khử trùng rất kỹ và tạo thông thoáng hơn cho nhà nuôi yến đồng thời hợp tác chặt chẽ với ngành thú y để liên tục lấy mẫu kiểm dịch.
 
img
Ông Mười Thiết, một người nuôi yến ở thị xã Gò Công - Tiền Giang, với tổ yến vừa thu hoạch Ảnh: MINH SƠN
 
Trong khi đó, Khánh Hòa là tỉnh giáp ranh với Ninh Thuận và có nghề nuôi chim yến phát triển mạnh thì người dân tỏ ra chủ quan. Chị Hằng, một người nuôi yến tại TP Nha Trang, cho biết gia đình nuôi yến chỉ dựa vào sách vở, không có cơ quan chức năng hướng dẫn, quản lý nên cũng không rõ lắm về bệnh này.
 
Một chủ nhà nuôi yến lâu năm thì nói có nghe tin nhưng yến là loài chim bay trên không trung liên tục nên khả năng lây nhiễm bệnh rất khó. Công ty Yến Sào Khánh Hòa thì cho biết từ năm 2004, khi có thông tin về dịch cúm gia cầm H5N1, công ty đã triển khai quy trình vệ sinh khử trùng, chăm sóc hang yến, nhà yến nên đàn yến hiện phát triển rất tốt, chưa phát hiện dịch bệnh.
 
Ở TPHCM, bà Lê Ngọc Mai, một người trông coi nhà yến ở Cần Giờ, nói: “Chúng tôi chỉ nghe trên đài, tivi chứ chưa nghe cán bộ địa phương nói gì hết”.
 
Bà Kim Linh (ngụ quận Phú Nhuận) chia sẻ: “Tôi cũng có nhà yến tại huyện Cần Giờ. Mấy bữa nay nghe thông tin dịch cúm nên lo lắng nhưng chưa phát hiện bất thường ở đàn yến nhà tôi”.
 
Ông Lê Ngọc, ngụ quận 7, nói: “Tôi vẫn có niềm tin vào thiên nhiên vì đó là chim trời, nếu trời cho lộc thì yến khỏe mạnh, làm tổ nhiều. Lỡ yến bị bệnh thì đành chịu thôi vì nó bay tứ tung làm sao mà có cách phòng ngừa được?”.

Ông Trần Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, cho biết xã chỉ tăng cường kiểm tra các nhà nuôi yến, nếu có hiện tượng bất thường thì sẽ báo cấp trên.

Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có số người nuôi chim yến nhiều nhất khu vực ĐBSCL. Anh Trần Thanh Nguyên, ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, cho biết yến rất nhạy với chất tiêu độc khử trùng nên nếu phun thuốc khử trùng thì khả năng yến sẽ không quay lại tổ.

Nuôi tràn lan, không ai giám sát

Ths Huỳnh Tấn Phát, Chi Cục phó Chi cục Thú y TPHCM, cho biết trên địa bàn TPHCM hiện có trên 300 nhà yến, trong đó tập trung nhiều nhất trên địa bàn các quận: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè... Đến nay TP mới chỉ cấp phép cho 10 nhà nuôi yến thuộc đề án thí điểm nuôi chim yến tại xã Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ. Các nhà nuôi yến còn lại đều xây dựng tự phát.

Từ năm 2011 đến nay, chi cục lấy 102 mẫu chim yến để kiểm tra, giám sát nhưng chưa phát hiện trường hợp mẫu dương tính với virus cúm gia cầm. Hiện tại, Chi cục Thú y đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện yêu cầu hỗ trợ các trạm thú y lấy mẫu để giám sát trong tháng 4; tuyên truyền cho các hộ nuôi yến thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực nuôi yến…

Ông Lê Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, khẳng định đã thông báo cho tất cả các hộ nuôi yến biết để theo dõi, giám sát, nếu phát hiện có yến chết phải báo cho ngành thú y; tuy nhiên, biện pháp trước mắt là vẫn phải giám sát.

Khi phóng viên Báo Người Lao Động liên lạc với Chi cục Thú y tỉnh Khánh Hòa thì nhận được câu trả lời là chưa được giao nhiệm vụ quản lý chim yến.
 
Phóng viên liên hệ với ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, thì được trả lời là đã giao cho ông Tào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, phụ trách và tham mưu cho tỉnh.
 
Còn ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận,  cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chức năng quyết liệt khống chế, triệt tiêu bệnh cúm A/H5N1 ở một bộ phận chim yến nuôi tại địa phương. Về lâu dài, Ninh Thuận sẽ quy hoạch cụ thể việc nuôi yến để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh.
 

Khả năng lây lan rất xa

Theo TS Viên Quang Mai, Viện phó Viện Pasteur Nha Trang, khi chim đã mắc bệnh thì khả năng lây lan rất xa vì nó thường bay kiếm mồi hàng trăm km. Biện pháp duy nhất khi xảy ra bệnh trên đàn yến là tiêu hủy cả đàn. Đây cũng là vấn đề “đau đầu” vì liên quan đến lợi ích kinh tế.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo