xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người Sài Gòn háo hức xem tuồng cổ lúc nửa đêm

Phóng sự ảnh: QUỐC CHIẾN

(NLĐO) - Mỗi năm một lần, lễ hội Kỳ Yên lại được tổ chức tại miếu Bà Ngũ Hành (quận 6), bên cạnh đường Võ Văn Kiệt thu hút hàng trăm người ghé lại xem diễn tuồng cổ cho đến nửa đêm.


Bốn hôm nay, cứ đêm đến, người dân sinh sống gần miếu Bà Ngũ Hành (miếu 5 bà) lại rộn ràng về đây thưởng thức tuồng cổ trong hội lễ Kỳ Yên.

Bốn hôm nay, cứ đêm đến, người dân sinh sống gần miếu Bà Ngũ Hành (miếu 5 bà) lại rộn ràng về đây thưởng thức tuồng cổ trong hội lễ Kỳ Yên.


Lễ Kỳ Yên là truyền thống lâu đời tại khu vực này thường diễn ra vào 3 ngày 18, 19, 20 tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay người dân ở miếu 5 Bà trên đường Võ Văn Kiệt (phường 1, quận 6, TP HCM) tổ chức lễ kéo dài thêm 1 ngày.

Lễ Kỳ Yên là truyền thống lâu đời tại khu vực này thường diễn ra vào 3 ngày 18, 19, 20 tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay người dân ở miếu 5 Bà trên đường Võ Văn Kiệt (phường 1, quận 6, TP HCM) tổ chức lễ kéo dài thêm 1 ngày.


Theo người dân, ngày xưa miếu ngũ hành được lập để thờ 5 bà Thánh Phi (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Ngoài 5 bà, miếu còn thờ 3 ông, họ được người xưa quan niệm là Thành hoàng phù hộ cho dân.

Theo người dân, ngày xưa miếu ngũ hành được lập để thờ 5 bà Thánh Phi (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Ngoài 5 bà, miếu còn thờ 3 ông, họ được người xưa quan niệm là "Thành hoàng" phù hộ cho dân.


Lễ Kỳ Yên có ý nghĩa là lễ cầu an, mong cho quốc thái dân an, công việc làm ăn của mọi người được thuận lợi, gia đình yên ấm hạnh phúc. Lễ này được tổ chức vào tháng 2, theo lệ cúng Thượng Điền (bắt đầu mùa vụ mới).

Lễ Kỳ Yên có ý nghĩa là lễ cầu an, mong cho quốc thái dân an, công việc làm ăn của mọi người được thuận lợi, gia đình yên ấm hạnh phúc. Lễ này được tổ chức vào tháng 2, theo lệ cúng Thượng Điền (bắt đầu mùa vụ mới).


Trong dịp lễ, người dân thường tổ chức nhiều hoạt động như: Lễ rước Tổ hát bội, Lễ Thỉnh sắc, Lễ Nghinh và tụng kinh cầu an, Lễ Thỉnh sanh, Lễ Túc yết, Lễ Xây chầu, Hát chầu, Lễ Chánh tế hoặc Đàn cả... Trong đó hoạt động hát chầu (hát tuồng cổ) được người dân mong chờ nhất.

Trong dịp lễ, người dân thường tổ chức nhiều hoạt động như: Lễ rước Tổ hát bội, Lễ Thỉnh sắc, Lễ Nghinh và tụng kinh cầu an, Lễ Thỉnh sanh, Lễ Túc yết, Lễ Xây chầu, Hát chầu, Lễ Chánh tế hoặc Đàn cả... Trong đó hoạt động hát chầu (hát tuồng cổ) được người dân mong chờ nhất.


Các nghệ sĩ chuẩn bị kỹ lưỡng trang phục trong cánh gà để chuẩn bị nhập vai.

Các nghệ sĩ chuẩn bị kỹ lưỡng trang phục trong cánh gà để chuẩn bị nhập vai.


Do lễ Kỳ Yên được tổ chức ngay đại lộ Võ Văn Kiệt nên nhiều người đi đường dừng xe lại, thích thú xem hát tuồng cổ.

Do lễ Kỳ Yên được tổ chức ngay đại lộ Võ Văn Kiệt nên nhiều người đi đường dừng xe lại, thích thú xem hát tuồng cổ.


Nhiều người lao động về khuya cũng ghé vào xem

Nhiều người lao động về khuya cũng ghé vào xem


Ghế đá của trạm xe buýt gần đó cũng trở thành sân khấu của người dân

Ghế đá của trạm xe buýt gần đó cũng trở thành sân khấu của người dân


Hai bạn trẻ thích thú khi lần đầu tiên chứng kiến một lễ hội truyền thống ở thành phố

Hai bạn trẻ thích thú khi "lần đầu tiên chứng kiến một lễ hội truyền thống ở thành phố"


Người phụ nữ che mắt lại khi xem 1 phân đoạn kịch tính trong vở diễn Thạch Kim Huê đả hổ. Các diễn viên của đoàn kịch Trương Mình đã cùng nhau thực hiện vở diễn này.

Người phụ nữ che mắt lại khi xem 1 phân đoạn kịch tính trong vở diễn "Thạch Kim Huê đả hổ". Các diễn viên của đoàn kịch Trương Mình đã cùng nhau thực hiện vở diễn này.


Năm nào cũng vậy, hoạt động hát chầu vẫn với vở diễn Thạch Kim Huê đả hổ quen thuộc, thậm chí có người biết trước nội dung nhưng người lớn lẫn trẻ em đều chăm chú theo dõi.

Năm nào cũng vậy, hoạt động hát chầu vẫn với vở diễn "Thạch Kim Huê đả hổ" quen thuộc, thậm chí có người biết trước nội dung nhưng người lớn lẫn trẻ em đều chăm chú theo dõi.


Bà Thu buồn buồn nói thời của bà lễ hội vui lắm, chứ giờ mai một đi nhiều rồi, ít ai quan tâm như trước. Vở diễn không phải là một bộ phim, nó là nghệ thuật truyền thống, nghe hoài vẫn thấy hay.

Bà Thu buồn buồn nói thời của bà lễ hội vui lắm, chứ giờ mai một đi nhiều rồi, ít ai quan tâm như trước. "Vở diễn không phải là một bộ phim, nó là nghệ thuật truyền thống, nghe hoài vẫn thấy hay".


Nhiều nghệ sĩ vẫn tâm huyết với nghề, gìn giữ nghệ thuật truyền thống

Nhiều nghệ sĩ vẫn tâm huyết với nghề, gìn giữ nghệ thuật truyền thống


Đến nửa đêm, vở diễn mới kêt thúc. Anh Dương Vân Long tẩy lớp trang điểm khi ra bên ngoài sân khấu. Anh cho biết: Tôi chỉ đóng vai phụ, mệt nhưng mà vui. Ít nhất cũng còn có cả trăm khán giả theo dõi mình diễn đến nửa đêm.

Đến nửa đêm, vở diễn mới kêt thúc. Anh Dương Vân Long tẩy lớp trang điểm khi ra bên ngoài sân khấu. Anh cho biết: "Tôi chỉ đóng vai phụ, mệt nhưng mà vui. Ít nhất cũng còn có cả trăm khán giả theo dõi mình diễn đến nửa đêm".


Quá nửa đêm, gần trăm khán giả vẫn nán lại để xem hết vở diễn, kết thúc lễ Kỳ Yên, cầu chúc cho nhau bình yên, hạnh phúc

Quá nửa đêm, gần trăm khán giả vẫn nán lại để xem hết vở diễn, kết thúc lễ Kỳ Yên, cầu chúc cho nhau bình yên, hạnh phúc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo