xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tài dứt áo ra đi (*): Lời người trong cuộc

Thạc sĩ Phạm Hữu Thắng

Nhân tài cần những minh chủ biết đặt họ đúng vị trí để phát huy tối đa giá trị của mình thay vì phải vật vã lo cơm áo gạo tiền hoặc ngột ngạt trong cơ chế hành chính đầy sự kìm hãm

Là người được nhà nước đưa đi đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài, sau đó về làm việc tại một thành phố lớn đã được 4 năm theo sự phân công của tổ chức, tôi xin nêu ra một số vấn đề bản thân đã trải qua với mong muốn cơ quan quản lý có cái nhìn thực tế hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho các “nhân tài” trong quá trình công tác sau đào tạo. Có như vậy, đội ngũ nhân lực này mới phát huy được hết khả năng đóng góp của mình.

Mất định hướng

Khi vào làm việc ở cơ quan nhà nước, tôi hoàn toàn không rõ các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cũng như định hướng của ban điều hành chương trình đối với mình như thế nào. Ví dụ, hết thời hạn cam kết với chương trình, tôi có được tiếp tục làm việc ở cơ quan hiện nay không? Định hướng của ban điều hành dành cho tôi là gì?... Điều này khiến nhiều người như tôi không đưa ra được kế hoạch sự nghiệp rõ ràng cũng như ảnh hưởng đến những dự định riêng. Nếu được cho biết kế hoạch phát triển thì việc điều chỉnh mục tiêu cá nhân cùng với mục tiêu của tổ chức chắc chắn sẽ có kết quả tốt cho cả hai phía. Dù cơ quan có trao đổi với tôi nhưng cũng chỉ để nắm thông tin về nguyện vọng như một quy trình thông thường, sau đó thì… im lặng.

Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế Ảnh: LƯƠNG NGUYỄN
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế Ảnh: LƯƠNG NGUYỄN

Hiện tại, tôi đã xác định chỉ làm việc 5 năm theo cam kết, sau đó sẽ phải tìm công việc mới ở một cơ quan khác. Qua trao đổi với những người cùng được đào tạo ở nước ngoài, tôi nhận ra mình không phải trường hợp cá biệt. Việc thiếu kết nối, không được chia sẻ thông tin và không có định hướng cụ thể sẽ làm những người được đào tạo bài bản “chán” làm việc cho nhà nước.

Bị cô lập

Một nguyên nhân khác khiến nhân tài “rơi rụng” đó là nguyện vọng phát triển cá nhân không được ủng hộ. Bất cứ ai trong quá trình làm việc đều có mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, đặc biệt với những nhân sự có trình độ. Thế nhưng, các đơn vị thực hiện chương trình đào tạo nghiệp vụ thường theo kế hoạch đã định sẵn nhưng tính thực tế và cập nhật chưa cao. Ngoài ra, những nguyện vọng đào tạo cập nhật của cá nhân hoàn toàn không được đáp ứng mà bản thân tôi đã gặp phải hai lần. Khi tôi xin phép cơ quan nghỉ không lương để tham gia khóa đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài theo lời mời thì cơ quan không cho. Không chỉ vậy, tôi còn bị kiểm điểm, phê bình và cảnh cáo toàn cơ quan với lý do “đăng ký tham gia các khóa đào tạo bên ngoài tổ chức mà không xin phép và không phù hợp với công việc hiện nay”.

Văn hóa quan hệ công tác tại các cơ quan nhà nước vẫn còn nặng tính quan liêu, hình thức, thiếu công bằng khiến nhiều người khó hòa hợp. Tại nơi tôi làm việc, tôi đã từ chối những lần đi “ca hai, ca ba” hay việc nịnh nọt các sếp. Dần dà, người ích kỷ cho rằng tôi “không biết trên biết dưới” mà còn làm phách. Các đối tác của cơ quan khi tìm đến để bàn bạc và xử lý công việc, tôi bị cô lập ngay trong chính cơ quan của mình. Những chuyến công tác nước ngoài, các chương trình đề xuất phát triển hay đào tạo và đặc biệt những người nằm trong danh sách “cơ cấu” thường là những người phải chịu làm vừa lòng cấp trên.

Trong tiến trình hội nhập, phát triển, việc nhà nước chọn người để đưa đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở những nước phát triển là chủ trương rất đúng. Nguồn kinh phí nhà nước chi cho các chương trình này trong những năm qua không hề nhỏ. Dù vậy, việc sử dụng nguồn nhân lực này, bên cạnh những thành công vẫn còn không ít tồn tại, làm giảm hiệu quả cũng như gây ra nhiều lãng phí. Vì thế, theo tôi, các đơn vị nhà nước cần phải nhanh chóng thay đổi cách sử dụng nguồn “chất xám” quý này một cách thực chất; không hô khẩu hiệu.

Kỳ tới: Thông điệp của Thủ tướng

Những đồng nghiệp cùng được đào tạo và có tác phong làm việc như tôi, không chịu luồn cúi đã liên tục gặp khó và họ phải tìm đường rời bỏ cơ quan nhà nước sau thời gian cam kết làm việc” - thạc sĩ Phạm Hữu Thắng.

Năng lực hay thâm niên?

TS Đỗ Quang Yên (giảng viên ĐH Virginia - Mỹ) cho rằng muốn thu hút nhân tài việc đầu tiên là phải tạo niềm tin, phải cho người ta thấy những gì họ cống hiến phục vụ cho số đông người dân một cách bền vững chứ không phải chỉ có lợi cho một nhóm nào đó; đồng thời, có chế độ đãi ngộ thật tốt với những người có năng lực đang công tác trong các cơ quan nhà nước. Khen thưởng và thăng tiến dựa theo kết quả công việc thay vì thâm niên. Nếu làm tốt sẽ tạo ra văn hóa làm việc tốt và giúp đào thải những mắt xích yếu trong hệ thống. Song song đó, nhà nước có thể thu hút các trí thức, người có năng lực và có nhiều kinh nghiệm vào những vị trí chủ chốt thông qua thi tuyển công khai.

“Tôi nghĩ nên tập trung thu hút những người đã có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài và trong những lĩnh vực quan trọng, đây mới là đối tượng sẽ có đóng góp tốt cho đất nước. Ví dụ, trong ngành giáo dục, có thể tìm cách thu hút những giáo sư đầu ngành về Việt Nam công tác và trao cho họ những trọng trách quan trọng, giống như cách Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao trách nhiệm quản lý Viện Toán Cao cấp cho GS Ngô Bảo Châu. Các ngành khác hoàn toàn có thể làm được tương tự nếu thực sự muốn” - TS Yên nói. Y.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo