Khoảng 8 giờ sáng nay, hàng trăm người dân ở ven sông Sài Gòn (đoạn chảy giữa địa phận huyện Củ Chi, TP HCM và TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã ra 2 bên bờ sông chứng kiến diễn tập cứu nạn rầm rộ nhất từ trước đến nay. Hàng trăm chiến sĩ của lực lượng vũ trang Bình Dương và quân khu 7 cùng hàng chục sa lan, ca nô…đã quần thảo trên sông để cứu vớt người rồi tiếp cận những căn nhà ven sông (nhà giả - PV) bị ngập đến nóc để tìm người mắc kẹt.
Vỡ hồ, nước lũ tràn về quá nhanh, lực lượng cứu nạn nhảy sông cứu người bị lũ cuốn
Tình huống giả định được đặt ra là do ảnh hưởng của cơn bão số 9 đổ bộ vào các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh… gây mưa lớn trên diện rộng. Lượng nước đổ về hồ Dầu Tiếng rất lớn, khiến mực nước hồ lên mức siêu cao 26m (cực đại). Mặc dù Ban Quản lý hồ Dầu Tiếng đã xả lũ với lưu tốc 2.800 m3/s qua đập chính và phá đập cầu chì để phân lũ về hướng Châu Thành, Tây Ninh, nhưng vào lúc 5 giờ ngày 10-10, đoạn đê gần cửa đập chính của hồ Dầu Tiếng bị vỡ, nước lũ tràn qua ở mức 3.600 m3/s.
Khi hồ Dầu Tiếng vỡ, hàng ngàn nhà dân ven sông Sài Gòn có thể bị ngập đến nóc
Lực lượng cứu nạn tiếp cận những căn nhà bị ngập sâu
Nhiều xã, phường ven sông Sài Gòn ngập từ 2 - 5m, hệ thống giao thông bị gián đoạn, lưới điện ngã, nhiều nơi bị cô lập hoàn toàn. Từ 5 giờ đến 8 giờ, nước lũ cuốn trôi và gây sập đổ 2.200 căn nhà, làm chết 170 người, bị thương 250 người, mất tích 75 người trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, TP Thủ Dầu Một (TP TDM), thị xã Thuận An (Bình Dương).
Địa phương bị nặng nhất là xã Thanh An, Thanh Tuyền (huyện Dầu Tiếng), Chánh Mỹ, Phú Cường (TP TDM), An Sơn, Lái Thiêu, Vĩnh Phú (TX.Thuận An).
Thợ lặn tìm được một thi thể đưa lên ca nô
Cấp cứu ngay sát sông
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đội lá môn che nắng, ghi hình cuộc diễn tập
Theo cơ quan chức năng cuộc diễn tập đã diễn ra nghiêm túc. Đây là cuộc diễn tập cần thiết vì sự cố vỡ hồ Dầu Tiếng hoàn toàn có thể xảy ra.
Bình luận (0)