xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ thiếu hụt vắc-xin

NGỌC DUNG

Trước việc Bộ Y tế quyết định tạm ngưng sử dụng Quinvaxem, dư luận đang lo ngại sẽ xảy ra thiếu hụt vắc-xin phòng 5 bệnh nguy hiểm cho trẻ, dẫn đến bùng phát các bệnh không được chủng ngừa

Trước những nghi ngờ về chất lượng vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem (nguồn gốc Hàn Quốc), cuối tuần qua, Bộ Y tế đã quyết định tạm ngưng sử dụng vắc-xin này để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Mất nhiều thời gian tìm nguồn thay thế

Đại diện Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cho biết vắc-xin Quinvaxem miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng được sử dụng với khoảng 4,5 triệu liều tiêm/năm. Vì vậy, nếu tạm dừng sử dụng trong 1 tháng thì có thể chưa xáo trộn lớn nhưng lâu hơn, cần có nguồn thay thế để bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Nguồn thay thế tạm thời có thể là vắc-xin đơn, các vắc-xin phòng 3 hoặc 2 bệnh trong một mũi tiêm như đã từng làm trước đây.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tháng Hà Nội sử dụng khoảng 40.000 liều vắc-xin Quinvaxem. Do đó, việc tạm ngừng sử dụng vắc - xin này sẽ ít nhiều gây xáo trộn và thiếu hụt vắc-xin. Cũng theo ông Cảm, lịch tiêm chủng của Hà Nội tập trung vào 10 ngày đầu tháng. Vì vậy, trong tháng 5 này, có thể sẽ có khoảng vài ngàn trẻ phải tạm ngưng tiêm.

Hiện trung tâm gấp rút thay đổi lịch tiêm để hạn chế thấp nhất các xáo trộn do thiếu hụt vắc- xin gây ra. “Vắc- xin Quinvaxem phòng 5 bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Việc thiếu hụt vắc-xin kéo dài có thể làm bùng phát các bệnh không được chủng ngừa” - ông Cảm lo ngại.

Giới chuyên môn cho biết sớm nhất cũng mất 3 tháng để tìm vắc-xin thay thế vì nhà cung cấp phải đặt hàng nhà sản xuất và phải mất thời gian vận chuyển, kiểm định theo quy định. Với những trẻ đã tiêm một mũi vắc-xin “5 trong 1”, việc dừng tiêm mũi 2 và 3 sẽ không tạo được kháng thể bảo vệ. Vì thế, nếu có điều kiện, gia đình nên tiếp tục cho trẻ tiêm các vắc-xin phối hợp ngừa 5 bệnh nói trên ở các điểm tiêm chủng dịch vụ.

Thiếu tiền, phải dùng hàng viện trợ?

Theo khảo sát của phóng viên, ngoài vắc-xin Quinvaxem tại Hà Nội còn có vắc-xin “5 trong 1” khác có nguồn gốc từ Pháp (Pentaxim, ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt) và vắc-xin “6 trong 1” có nguồn gốc từ Bỉ (Infranrix, ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, Hib). Cả 2 loại này đang được sử dụng tại một số điểm tiêm chủng dịch vụ với giá 600.000-700.000 đồng/mũi tiêm.

Trước hàng loạt tai biến sau tiêm vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem, nhiều câu hỏi đã đặt ra như tại sao không sử dụng tiền viện trợ để mua vắc-xin khác. Tuy nhiên, theo một chuyên gia y tế, toàn bộ vắc-xin Quinvaxem được viện trợ cho Việt Nam bằng thuốc chứ không phải tiền. Do vậy, không thể bổ sung ngân sách Nhà nước cùng với nguồn viện trợ để mua vắc-xin có độ tinh khiết cao hơn. Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết đã tính đến việc tìm nguồn thay thế vắc-xin Quinvaxem nhưng tìm được loại có giá tương đương trong thời điểm này là rất khó.

Theo PGS-TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Quinvaxem là một trong những loại vắc-xin có tỉ lệ gây phản ứng cao nhất. Trong số 42 lô vắc-xin Quinvaxem nhập về Việt Nam, có đến trên 20 lô xuất hiện các trường hợp phản ứng sau tiêm từ nhẹ đến nặng. Trước khi Bộ Y tế có quyết định tạm ngừng sử dụng Quinvaxem, nhiều địa phương đã không dùng vắc-xin  này sau khi có các sự cố liên quan.

Đã nhập khoảng 15 triệu liều vắc-xin Quinvaxem

Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, từng cho biết vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem được Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ từ tháng 6-2010 đến hết năm 2015 với nguồn tài chính khoảng 38,5 triệu USD. Sau 2 năm rưỡi sử dụng vắc-xin Quinvaxem, Việt Nam nhập về khoảng 15 triệu liều và đã sử dụng khoảng 11 triệu liều. Vắc-xin Quinvaxem được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng và đang được tiêm phòng cho trẻ 2-4 tháng tuổi ở 90 quốc gia. Tuy nhiên, Hàn Quốc là nước sản xuất Quinvaxem nhưng lại không sử dụng loại vắc-xin này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo