xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy kịch vì ăn cá bống vân mây

XUÂN HỒNG

Cá bống vân mây (tên khoa học là Ctenubobius eriniger) có độc tố tetrodotoxin, có khả năng làm liệt các trung khu thần kinh khiến ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng

Ngày 24-4, bác sĩ Nguyễn Đình Lập, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết sức khỏe của 14 trong số 16 nạn nhân từ tỉnh Thanh Hóa vào làm thuê tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), bị ngộ độc nặng do ăn phải cá bống vân mây, đã ổn định và ra viện. Hai người còn lại có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Trước đó, khoảng 9 giờ ngày 21-4, nhóm người này ra biển Lăng Cô mua thức ăn. Trên đường đi, họ phát hiện một túi ni lông đựng cá nằm trên bãi biển nên mang về làm thức ăn. Sau khi ăn xong, cả nhóm có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa...

Nghi ngộ độc do ăn cá lạ, họ đến Trạm Y tế thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc để khám. Sau đó, nhân viên của trạm y tế xác định nạn nhân đã ăn phải loài cá bống hoa, cho uống giải độc và chuyển lên Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc. Lúc này, hầu hết nạn nhân bị hôn mê, trong đó có 4 người trong tình trạng hôn mê sâu.

img

Ảnh: TƯ LIỆU

Do số nạn nhân khá nhiều, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc phải huy động toàn bộ y, bác sĩ để súc ruột cho nạn nhân, đồng thời lấy mẫu thức ăn để xác định nguyên nhân. Bác sĩ Nguyễn Đình Lập cảnh báo: Rất may là các nạn nhân không uống rượu và ăn cá vào ban ngày. Nếu uống rượu và ăn vào ban đêm, nằm ngủ mê mệt sẽ dẫn đến tử vong.

Trước đó, năm 2003, tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, người dân đánh bắt cá bống đã phát hiện loài cá bống hoa lạ (có hoa văn như những đám mây), cho gà ăn thử và gà chết sau đó. Năm 2004, đã có người dân ở Phú Vang tử vong do ăn phải cá bống vân mây.

Theo các nhà khoa học, cá bống vân mây có độc tố tương tự cá nóc, tập trung ở da. Thân cá ngắn và tròn, màu nâu đỏ, mỗi bên có bốn vệt đen hình đám mây. Nghiên cứu ban đầu cho thấy cá này có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc.
 Độc tố tetrodotoxin tác động lên thần kinh trung ương làm liệt các trung khu thần kinh khiến ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Biểu hiện nhận dạng loài cá này là toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen. 100 g da của cá này có thể làm 9 - 10 người tử vong. Loài cá bống vân mây hiện có nhiều ở Thừa Thiên - Huế và các vùng nước lợ khác.

Điều quan trọng nữa là chất độc này không bị nhiệt phá hủy, tồn tại ở nhiệt độ cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo