xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà báo tác nghiệp là thi hành công vụ

Bài và ảnh: Bảo Trân

Chưa có vụ hành hung nhà báo nào được khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ

Ngày 26-4, Hội Nhà báo VN và Báo Điện tử Công Luận đã tổ chức hội thảo “Tình hình hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp”. Tại hội thảo, vấn đề được hầu hết đại biểu nêu ra là “Vì sao nhiều nhà báo bị cản trở, hành hung trong thời gian qua? Phải chăng đang có kẽ hở trong luật pháp?”.

img

Nhà báo Phạm Hồng Kỳ, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo NLĐ tại Hà Nội, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: THẾ DŨNG

Chưa xử lý đến nơi, đến chốn


Nhà báo Trần Đức Chính, Tổng Biên tập Báo Điện tử Công Luận (Hội Nhà báo VN), chủ trì buổi hội thảo, nhận định: “Đây đã là thời điểm cần phải gióng lên hồi chuông cấp thiết trước vấn nạn nhà báo bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp”.

Diễn tả mối nguy hại này, ông Chính dẫn ra báo cáo thống kê vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền hành nghề của hội viên (từ năm 2006 đến hết quý I/2010) của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo VN, cho thấy đã có 18 vụ cản trở, hành hung nhà báo.
 
Trong đó, có 5 vụ cản trở (chiếm 27,8%), 13 vụ hành hung (72,2%). Tuy nhiên, trong 13 vụ hành hung, chỉ có 4 vụ được cơ quan chức năng khởi tố (30,7%), 9 vụ không khởi tố (69,3%). Số vụ có khởi tố mà không xét xử là 3, chỉ có 1 vụ được đưa ra xét xử.


Để xảy ra liên tiếp các vụ tấn công nhà báo, theo ông Chính, do các vụ cản trở, tấn công đã không được xử đến nơi, đến chốn theo đúng pháp luật. Chứng minh điều này, ông Chính cho biết cho đến nay, 4 vụ hành hung nhà báo được khởi tố hình sự đều căn cứ theo điều 104 của Bộ Luật Hình sự là cố ý gây thương tích hoặc các điều luật khác, chưa có vụ nào khởi tố theo điều 257 là “Chống người thi hành công vụ”.

img
Tại hội thảo ngày 26-4, tất cả đại biểu đều thống nhất xem tác nghiệp của nhà báo là thi hành công vụ


Sao không mở rộng khái niệm công vụ ?


Trở lại vụ phóng viên Trần Thế Dũng của Báo NLĐ bị hành hung vào tối 6-1 trong khi đang tác nghiệp ở Lạng Sơn, nhà báo Phạm Hồng Kỳ, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn,  Trưởng Văn phòng Đại diện Báo NLĐ tại Hà Nội, khẳng định: Cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như báo chí đẩy mạnh việc chống gian lận thương mại, đặc biệt là buôn lậu qua biên giới.

Chỉ đạo của Thủ tướng đã được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông truyền đạt đến các cơ quan báo chí. Sau đó, Báo NLĐ cử phóng viên Trần Thế Dũng lên Lạng Sơn để thực hiện điều tra về vấn đề này.

Khi tác nghiệp, phóng viên Trần Thế Dũng có đầy đủ giấy tờ cần thiết như thẻ nhà báo, công lệnh, giấy giới thiệu. Như vậy, hoạt động tác nghiệp của phóng viên Trần Thế Dũng là thừa hành nhiệm vụ công. 

img
Nhà báo Trần Thế Dũng bị hành hung tại Lạng Sơn


Nhà báo Phan Lợi, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật TPHCM tại Hà Nội, bày tỏ: “Chúng tôi chỉ hiểu đơn giản công vụ là người thực hiện nhiệm vụ công, không cần người thực hiện nhiệm vụ phải là biên chế Nhà nước và thuộc cơ quan công quyền. Bởi thực tế, khi tham gia công tác giải phóng mặt bằng, khi một dân phòng bị tấn công, người tấn công bị khởi tố hình sự về hành vi tấn công người thi hành công vụ. Trong khi, cán bộ dân phòng chỉ là người lao động ký hợp đồng lao động ngắn hạn với UBND phường”.

Trong khi đó, tại điều 1 Luật Báo chí ghi rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội... Chỉ thị 37 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Không cho phép báo chí phục vụ lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân”.


Luật sư Trần Đình Triển bày tỏ: “Tôi rất lấy làm lạ là đến nay, Việt Nam chưa có khái niệm đầy đủ về công vụ. Công vụ không nhất thiết phải là công chức. Quy định pháp luật đã mở rộng chủ thể công chức sao không mở rộng khái niệm công vụ? Hoạt động báo chí chính là công vụ vì hoạt động này không vì lợi nhuận”.


Tại hội thảo, tất cả các đại biểu tham dự đều thống nhất cần sửa đổi, bổ sung kịp thời quy định rõ ràng về hoạt động tác nghiệp của nhà báo là thi hành công vụ.

Bà Nguyễn Mai Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội, kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật đối với việc tấn công nhà báo là tấn công người thi hành công vụ phải được thể hiện trong Luật Báo chí.

Rất ít vụ được xét xử

Theo ông Ngô Huy Toàn, Trưởng Phòng Thanh tra báo chí xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông), trên thực tế, việc cản trở nhà báo không chỉ tồn tại ngoài xã hội mà còn xuất hiện ở các cơ quan công quyền. Ông Toàn nói: “Luật Báo chí sửa đổi đã quy định hành vi thu giữ đồ nghề nhà báo, xúc phạm nhà báo có thể phạt tới cả chục triệu đồng nhưng đến nay chưa có vụ phạt nào về hành vi này”.

Về việc nhà báo chưa được xem là người thi hành công vụ, theo ông Toàn, điều 257 của Bộ Luật Hình sự quy định về việc tấn công người thi hành công vụ chưa được hiểu rõ ràng, Luật Báo chí cũng chưa có viện dẫn cụ thể để áp dụng cho hoạt động tác nghiệp của nhà báo là thi hành công vụ.

Nhà báo Phan Lợi, Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật TPHCM tại Hà Nội, thắng thắn nhìn nhận: Rất ít vụ hành hung nhà báo được xét xử ở tòa án. Thực tế, chỉ có vài vụ được khởi tố nhưng sau đó lại đình chỉ vì nhiều lý do như không tìm ra thủ phạm, hành vi được đánh giá là ít nghiêm trọng...

Chưa có bất cứ vụ việc hành hung nhà báo nào được xử lý theo tội danh chống người thi hành công vụ. “Không nên vô cảm nhìn máu nhà báo tiếp tục đổ, rồi tuyên bố không khởi tố chỉ vì thương tích chưa đủ để khởi tố” - ông Lợi bức xúc.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo