icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhận diện “tổng thống” và Tin Lành Đê Ga

VU GIA

GHI NHẬN.-Nhân vụ kẻ tự phong tổng thống của cái gọi là “nhà nước Đê Ga tự trị” bị hành hung ở Mỹ

Mấy ngày qua, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đưa tin, sáng 22-10, tại TP Buôn Ma Thuột, Tòa án Nhân dân tỉnh Daklak xét xử công khai Y Tim Ê Ban cùng đồng bọn can tội kích động, lôi kéo, ép buộc người trốn đi nước ngoài. Sau hai  lần dụ dỗ lôi kéo được một số đồng bào dân tộc thiểu số Daklak vượt biên trái phép, đêm 24-12-2001, lợi dụng lễ Noel, Y Tim Ê Ban và đồng bọn đã dụ dỗ tiếp 167 người để vượt biên nhưng đã bị lực lượng bộ đội biên phòng ta và nước bạn Camphuchia ngăn chặn. Hội đồng Xét xử đã tuyên phạt 8 năm tù và 2 năm quản chế sau khi mãn hạn tù với ba tên: Y Tim Ê Ban (tên thường gọi là A Ma Chinh), Y Cởi B Krông (tên gọi khác là A Ma Hnal) và Y Thomas Ê Ya (tên gọi khác là A Ma Wel). Bản án được nhân dân đồng tình, lên án cái gọi là “nhà nước Đê Ga tự trị” và bọn phản động lưu vong.

Cùng thời gian này, giữa ban ngày, tại California (Mỹ), kẻ tự phong tổng thống của cái gọi là “nhà nước Đê Ga tự trị” cho Tây Nguyên – Ksor Kơk bị vây đánh túi bụi phải bỏ lại xe và chạy tuột cả giày. Tay chân thân cận của “tổng thống” là Y Duen chạy chậm bị đánh trọng thương. Ksor Kơk là ai ? Theo những tư liệu đã công bố, Ksor Kơk sinh năm 1943 tại buôn Broái, xã Yatul, huyện Ayun Pa, Gia Lai, học hết lớp 9. Y từng tham gia lực lượng phản động Fulro, tự phong thiếu tá và bị chính quyền chế độ Sài Gòn truy quét, năm 1970 phải chạy ra nước ngoài. Từ năm 1977, y định cư ở Mỹ, tham gia nhiều tổ chức phản động, cùng với một số đối tượng lưu vong tại Mỹ (trong đó có nhiều tên từng là Fulro) thành lập và ra mắt cái gọi là “nhà nước Đê Ga tự trị”, tự xưng làm “tổng thống”. Nhưng ai đã đánh Ksor Kơk? Những người vây đánh “tổng thống” không ai khác hơn là những người bị Ksor Kơk dụ dỗ bỏ nhà cửa, nương rẫy vượt biên phục vụ cho cái gọi là “nhà nước Đê Ga” cùng “cuộc sống thiên đường” trên đất Mỹ. Thời gian đi qua, những lời hứa của Ksor Kơk đã đưa họ đến cuộc sống cùng cực, tủi nhục trên đất khách quê người.

Qua sự kiện này, những người bị bắt về tội “Gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ” (5-2-2001), được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước Việt Nam và sự tha thứ của dân làng mới thấy rằng mình được may mắn. Một trong những người đó là Jana – sinh năm 1955, ở làng Plei Hnăp, xã Kđang, huyện Đắc Đoa, Gia Lai, ăn năn thú nhận: “Ngay từ năm 2000, tôi đã nhận được chỉ thị của Ksor Kơk phải cố gắng vận động được nhiều đồng bào dân tộc ra khỏi cộng đồng người Tin Lành nói chung để thành lập đạo Tin Lành Đê Ga”. Jana cho biết theo Ksor Kơk, Tin Lành Đê Ga không phải vì Chúa, mà là lật đổ chính quyền, lấy lại đất đai, nhà cửa của người Kinh để chia cho người dân tộc. Ksor Kơk còn chuyển tài liệu về chỉ đạo cho những người mà y đã móc nối như Jana là phải chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, làm cho Việt Nam luôn luôn rối loạn, rồi người Mỹ sẽ trở lại giúp đỡ (?). Riêng  Kroih, sinh năm 1962, quê ở xã Biển Hồ, TP Pleiku thì bị Ksor Kơk lừa trắng trợn hơn: “Lúc đầu, Ksor Kơk gửi tiền cho tôi mua điện thoại và máy fax. Ông ta hứa sẽ chi phí cho tất cả các cuộc đàm thoại, nhưng thời gian qua, có tháng, tôi phải trả cước từ 13 triệu đồng đến 18 triệu đồng mà không được ông ta thanh toán đồng nào. Chỉ vì nghe lời Ksor Kơk, gia đình tôi lâm vào cảnh khó khăn”.

Hai mươi bảy năm sau ngày giải phóng, người Tây Nguyên đã được sống yên lành trên nương rẫy của mình. Đất nước còn nghèo nhưng Đảng và Nhà nước đang từng bước chăm lo đời sống cho bà con các dân tộc; dành cho họ những ưu đãi như: khám chữa bệnh miễn phí, học bổng, cấp phát sách, vở, học nghề, ưu tiên bố trí việc làm... Đối với bà con dân tộc ít người ở Tây Nguyên, từ lâu, đã có Trường ĐH Tây Nguyên và Trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc Daklak, đào tạo nghề chủ yếu cho con em các dân tộc Tây Nguyên. Cái chữ và chân lý cuộc sống được đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trân trọng; do vậy, những lời xuyên tạc của bọn Ksor Kơk bị đại đa số bà con Tây Nguyên lên án. Các em học sinh như Y Luýt Knul, Hly Niê, Hlinh Ayun... cho biết họ hạnh phúc hơn lớp cha, anh nhiều và bất bình trước những luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Các sinh viên Y Rin Niê Kdăm, Y Khim Bkrông, Y Jung Mlô của ĐH Tây Nguyên cũng bất bình lên án bọn phản động với cái gọi là “nhà nước Đê Ga tự trị”. Họ nhận rõ chân tướng phản động của lũ người như Ksor Kơk, nên cái gọi là “nhà nước Đê Ga” có được kẻ xấu giúp dựng nhà, trương bảng hiệu cũng chẳng ai vào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo