“Bến đỗ” sau giải tỏa
Dọc các trục đường Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Bình... chốc chốc lại bắt gặp những tấm bảng “Giới thiệu mua bán nhà đất”. Chỉ cần cho biết muốn mua nhà hoặc đất khoảng bao nhiêu tiền là khách hàng được các tay cò ở đây liệt kê hàng loạt địa chỉ với đủ loại, từ đất nông nghiệp 300.000 đồng/m2 đến đất mặt tiền 20 triệu đồng/m2. Nhà xây sẵn cũng có đủ giá từ 200 triệu đồng/căn đến 4 - 5 tỉ đồng/căn. Nói chung, tiền nào của đó. Dắt chúng tôi đi xem lô đất tại một khu dân mới trên đường Gò Ô Môi, quận 7 - TPHCM, cò T. nói thao thao: “Giá 8,5 triệu đồng/m2 là rẻ rồi, cách đây 1 năm người ta mua đã 1 cây vàng/m2 đó”. Thấy tôi ra chiều lưỡng lự, T. nói chỉ cần cho biết có bao nhiêu tiền là anh ta chỉ cho miếng đất hoặc căn nhà vừa ý.
Theo giới kinh doanh địa ốc, mấy năm gần đây, khách đến tìm mua đất chủ yếu là người bị giải tỏa từ các dự án trong khu vực nội thành, nhiều nhất là dân từ các quận 4, 5, 6, 8. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc trên đường Huỳnh Tấn Phát cho biết, giá chuyển nhượng đất ở tại phường Phú Mỹ, quận 7 cũng đã nhích dần lên nhưng cao nhất hiện nay cũng chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/m2. Chỉ cách nhau chiếc cầu Phú Xuân, giá đất ở tại các khu dân cư mới ở thị trấn Nhà Bè còn rẻ hơn, khoảng 3,5- 4,5 triệu đồng/m2. Anh Trung, chủ một căn nhà đang xây, cho biết sau khi bị giải tỏa ở quận 8 nhiều người trong xóm đã rủ nhau tìm xuống Nhà Bè. “Được đền bù hơn 500 triệu đồng, cả tiền mua đất và xây nhà gần bốn trăm, cũng còn lại hơn trăm triệu làm ăn” - anh Trung nói.
Đất dự án “lép vế”
Không kể các dự án căn hộ cao cấp do các công ty địa ốc đầu tư nằm tiếp giáp với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng vẫn thu hút được nhiều khách hàng có thu nhập cao, các dự án khu dân cư khác có sức giao dịch rất chậm. Theo một công ty địa ốc trên đường Phạm Hữu Lầu, giá đất tại các dự án của Công ty Dịch vụ Công ích Chợ Lớn, Công ty Dịch vụ Công ích quận 4, Công ty Tân Lập Thành... chỉ ở mức 5 triệu - 5,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khách hàng thật sự có nhu cầu về nhà ở thường chọn mua đất thổ cư hơn là đất dự án.
Một dự án còn thưa thớt nhà xây tại quận 7 |
Lãnh đạo của công ty này lý giải, người mua đất dự án phải chấp nhận xây dựng đúng quy định về mật độ, số tầng theo đúng quy hoạch mà dự án được duyệt. Chưa kể, người mua phải ký hợp đồng với các chủ đầu tư và đến khi dự án hoàn tất mới được cấp chủ quyền. Trong khi đó, mua đất thổ cư riêng lẻ người dân có thể xây dựng nhà to nhỏ, cao thấp tùy thích và tùy theo túi tiền. Vì là đất riêng lẻ nên chỉ cần giao tiền, sang tên là có thể xin phép triển khai xây dựng ngay. Đặc biệt, người dân có thể dùng ngay giấy chủ quyền nhà đất để thế chấp vay tiền đầu tư kinh doanh thay vì phải chờ đợi có khi đến vài năm nếu mua đất dự án.
Đường Nguyễn Văn Linh, cầu Kênh Tẻ và sắp tới là cầu Phú Mỹ, đường Vành đai phía Đông sẽ hóa giải thế cô lập của vùng đất quận 7, Nhà Bè và khi đó nơi đây sẽ trở thành “đất lành chim đậu”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia địa ốc, điểm hạn chế của khu vực này là hạ tầng giao thông chưa phát triển và mạng cấp nước kém khiến người dân chủ yếu vẫn phải dùng nước giếng khoan.
Lấy ý kiến người dân về khu đô thị cảng Hiệp Phước Nằm ở cửa ngõ ra biển Đông, khu đô thị cảng Hiệp Phước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư, chuyển hóa và khai thác tiềm năng vùng đất rộng lớn phía Nam TP. Khu đô thị có tổng diện tích 3.600 ha thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.000 tỉ đồng. Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC- chủ đầu tư) đang phối hợp với Viện Kinh tế TPHCM và UBND huyện Nhà Bè hoàn chỉnh đề án Nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất xây dựng khu đô thị cảng Hiệp Phước để trình UBND TPHCM phê duyệt. Theo IPC, trong thời gian tới chủ đầu tư sẽ UBND TPHCM phê duyệt. Theo IPC, trong thời gian tới chủ đầu tư sẽ B.Minh |
Bình luận (0)