xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những điều cần đặt lên “bàn cân”

Bài và ảnh: Thu Sương

Chặt những cánh rừng trăm năm để làm đường thì dễ nhưng nếu hiệu quả bảo vệ rừng không như mong muốn thì rất khó khắc phục

Vì vậy, để có những quyết định không hối tiếc, bắt buộc cơ quan chức năng phải đặt hết những điều lợi và hại của dự án lên “bàn cân” mà quyết định.

Chưa có phương án trồng bù rừng

Thông tin mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đưa ra là dự án triển khai ở phân khu dịch vụ - hành chính, trên nền đường mòn tuần tra hiện hữu. Hiện trạng rừng chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi, dây leo và tre lồ ô thứ sinh nên không tác động tiêu cực đến môi trường. Nhìn chung, khu vực dự án không phải là rừng giàu nên có thể đánh đổi để bảo vệ cho khu vực rừng giàu.

Tuy nhiên, trong tất cả công văn của Bộ NN-PTNT và chủ đầu tư dự án là Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên chỉ đề cập hệ thực vật mà chưa có thông tin về hệ động vật. Năm 2011, khi được hỏi ý kiến về việc thực hiện 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trong VQG Cát Tiên, Bộ NN-PTNT chấp nhận chuyển đổi vì cho rằng khu vực thực hiện là rừng nghèo, chỉ có trảng cỏ, tre nứa, lồ ô, ít gỗ quý… Nhận định này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các chuyên gia sinh thái bởi trong bảo tồn không phân biệt rừng giàu - nghèo theo số lượng cây gỗ mà mỗi loại rừng có giá trị đa dạng sinh học, vai trò bảo tồn riêng, đồng thời chúng cũng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Minh chứng cho điều đó chính là sự kiện các chuyên gia của Viện Sinh học nhiệt đới đã tìm được khá nhiều loài động vật quý hiếm như gà so cổ hung, chà vá chân đen, cu li… trong khu vực rừng tre nứa lồ ô, trảng cỏ.

Một số cổ thụ trong Vườn Quốc gia Cát Tiên
Một số cổ thụ trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu dự án chỉ được triển khai sau khi đã hoàn thành các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất theo quy định của pháp luật và lập phương án tận thu tài nguyên rừng. Điều 2 của Thông tư 34/2013 quy định việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chỉ được thực hiện khi có phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác, với diện tích trồng rừng thay thế ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hoặc chứng từ nộp tiền trồng rừng thay thế.

Chủ đầu tư cho biết đã ký hợp đồng với nhà thầu, ấn định thời gian khởi công là tháng 11-2015. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa có phương án tận thu, chưa tiến hành kiểm đếm khối lượng cây gỗ cũng như chưa có kế hoạch trồng bù rừng được các cơ quan chức năng phê duyệt. Tất nhiên, chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Một điều đáng nói là diện tích rừng bị mất được tính toán trong các văn bản và thuyết minh của Bộ NN-PTNT chỉ mới dừng lại ở diện tích mặt bằng dự án. Thực tế, một dự án khi triển khai thì diện tích đất bị chiếm dụng luôn lớn hơn diện tích mặt bằng vì sẽ có thêm phần diện tích để dựng lán trại, máy móc và hoạt động cho quá trình thi công. Như vậy, những tổn thất do dự án mang đến cho VQG Cát Tiên vẫn chưa được tính toán đầy đủ và sòng phẳng.

Còn nhiều hình thức hỗ trợ kiểm lâm

Thực tế, khi tham gia khảo sát khu vực dự án cùng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và VQG Cát Tiên, dù chỉ được đi khoảng 6 km của tuyến đường dự kiến nhưng chúng tôi ghi nhận hình thái rừng ở khu vực này khá đa dạng từ trảng cỏ, thảm cây bụi, tre nứa lồ ô đến những khu rừng cổ thụ với nhiều loài cây quý đã tồn tại giữa rừng sâu hàng trăm năm như dầu bóng, bằng lăng… Nơi rừng khô trút lá, nơi vẫn xanh rậm rì khiến những thành viên “ngoại đạo” trong đoàn khảo sát không khỏi trầm trồ, thích thú. Tuy có lối mòn của kiểm lâm đi tuần tra nhưng đường rừng vẫn rậm rạp nhiều đoạn phải phát lối, hết leo dốc lại chui dưới những lùm cây um tùm hoặc lội qua hào đầy nước. Theo một số thành viên đoàn khảo sát, chính vì địa hình trắc trở và điều kiện tiếp cận khó khăn như vậy nên những cánh rừng này mới được “bình yên”.

Không thể phủ nhận sự gian khổ, vất vả của lực lượng kiểm lâm trong việc giữ rừng. Vì vậy, việc tạo thuận lợi cũng như bảo đảm an toàn cho họ trong quá trình làm nhiệm vụ là điều cần thiết và chắc chắn xã hội sẽ ủng hộ. Tuy nhiên, nếu việc làm đường gây ra nhiều tác động thì vẫn còn rất nhiều hình thức hỗ trợ khác đối với lực lượng kiểm lâm như trang bị phương tiện, vật dụng hiện đại, tăng mức phụ cấp, tăng nhân lực… Trong khi đó, những cánh rừng trăm năm nếu đã lựa chọn phá thì sẽ mất vĩnh viễn!

 

Lâm tặc được ăn theo

Việc đầu tư tuyến đường hơn 18 km, theo lý giải của Bộ NN-PTNT là để tạo thuận lợi cho quá trình tuần tra bảo vệ rừng cũng như sử dụng xe cơ giới sẽ dễ dàng và nhanh chóng điều động lực lượng giữa các trạm kiểm lâm khi phát hiện đối tượng xâm nhập rừng. Thế nhưng, các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai lại cho rằng việc mở tuyến đường trong rừng, cặp theo sông Đồng Nai sẽ tăng thêm nguy cơ xâm nhập VQG Cát Tiên từ bên ngoài. Trên thực tế thì đường mở đến đâu, rừng mất đến đó nên lo lắng của tỉnh Đồng Nai không phải không có cơ sở.

Trước đây, khi trao đổi với báo chí vào tháng 11-2015 về một dự án tuần tra rừng bằng ngựa ở VQG Yok Đôn (Đắk Lắk), chính ông Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT - đã cho rằng việc di chuyển bằng phương tiện cơ giới phải đi trên đường tuần tra, dễ bị các “hoa tiêu” của lâm tặc phát hiện.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo