Bởi để chui lọt qua cây cầu có độ tĩnh không rất thấp này trong con nước lớn, chỉ cần sai sót một ly là cả đống tài sản tiêu tan. Theo đó, nếu chứng kiến những hình ảnh dưới dạ cầu đường sắt Bình Lợi này, ai cũng phải giật mình, thót tim.
Cầu đường sắt Bình Lợi cũ là cây cầu được xây dựng cách đây hơn trăm năm, nằm song song với cây cầu Bình Lợi mới; nối liền địa bàn hai quận Bình Thạnh và Thủ Đức.
Sau hơn 110 năm tồn tại, gồng gánh biết bao lượt xe qua lại, cây cầu đã xuống cấp, tĩnh không khá thấp khiến tàu bè qua lại gặp nhiều khó khăn.
Mực thủy triều liên tục dâng cao, khiến việc qua lại của tàu bè ngày càng nguy hiểm
Trong những năm gần đây, các tai nạn do tàu bè hay sà lan va chạm vào cầu thường xuyên xảy ra. Nhẹ thì bị rung chuyển, nặng thì mặt cầu bị đội cao hơn 20 cm, gây tê liệt hoàn toàn cho tuyến đường sắt Bắc Nam.
Đại diện Khu Quản lý đường thủy nội địa TP HCM, cho biết hiện nay, độ tĩnh không của cầu khi nước ròng là 3,5 - 3,7m. Lúc triều cường đạt đỉnh gầm cầu chỉ cách mặt nước 1,5m -1,7 m nên hầu như các phương tiện giao thông đường thủy đều không qua được. Phải neo đậu từ xa để đợi.
Vào những ngày gặp con nước lớn, chủ thuyền luôn phải thấp thỏm chờ đợi, mỏi mòn tính toán đủ cách để vượt cầu.
Anh Trần Văn Long (SN 1978, ngụ huyện Bến Lức, tỉnh Long An) là một trong những người dày dạn kinh nghiệm trong việc điều khiển sà lan có tải trọng lớn, cho biết anh và các bạn thuyền khác phải tính toán kỹ càng cho từng chuyến hàng qua đây.
Kỹ lưỡng ướm thử từng gang tay để không va với mặt cầu.
Vất vả úp sát xuống mặt sàn mỗi khi chui qua dạ cầu đường sắt Bình Lợi
Nóc thuyền được canh ngắm vừa đủ vượt qua gầm cầu.
Để có thể chui lọt qua phần tĩnh không khá thấp, các tài công phải tích trữ một lượng nước khá lớn để dìm thuyền.
Sau khi vượt khó thành công, lượng nước trên sẽ được xả ra để tiếp tục hành trình.
Dự kiến, dự án nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Tuy nhiên, dù đã làm lễ động thổ từ tháng 4-2015 nhưng đến nay vẫn đang trong giai đoạn chờ bổ sung thủ tục.
Bình luận (0)