xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ninh Thuận: Trung tâm năng lượng sạch

Nhóm phóng viên

Là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt nhưng Ninh Thuận lại hội đủ những điều kiện để trở thành trung tâm năng lượng sạch quốc gia trong tương lai

Tại Hội nghị Công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, do UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ Kế hoạch – Đầu tư tổ chức vào ngày 10-12, nhiều đại biểu trong và ngoài nước đã đánh giá cao triển vọng phát triển của địa phương này.

Ưu tiên năng lượng mặt trời, gió

Theo quy hoạch được công bố tại hội nghị, ngoài 2 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 8.000 MW (tại các xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) dự kiến khởi công vào năm 2014, tỉnh Ninh Thuận còn huy động nhiều nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Theo đó, ít nhất có 14 vùng ở địa phương này có khả năng xây dựng nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.500 MW - 2.000 MW.

img
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trồng cây lưu niệm tại TP Phan Rang
nhân Hội nghị Công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: NAM TRUNG

Hiện tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng các dự án điện gió và điện mặt trời có tổng vốn đầu tư trên 300 triệu USD, với diện tích đất xấp xỉ 19.000 ha. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận, nhận định: “Nhu cầu thế giới là đa dạng nguồn cung cấp năng lượng, trong khi nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và tác động xấu đến môi trường. Tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân, gió, mặt trời để thay thế là xu thế bền vững”.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Phạm Văn Đông cho rằng khi trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước gồm điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, tỉnh Ninh Thuận sẽ giải quyết từ 5% - 8% nhu cầu năng lượng của quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho cả nước, hình thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp năng lượng.

Theo ông Chris Melone, đại diện Tập đoàn Monitor (Mỹ) - một trong 2 đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tổng thể tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, Ninh Thuận cần xây dựng thương hiệu theo hướng là trung tâm năng lượng sạch, “làm thế nào để thế giới nói đến Ninh Thuận là nói đến  năng lượng sạch” - ông Chris Melone nói.

Biến hạn chế thành ưu thế

Ninh Thuận được biết đến là một vùng đất khắc nghiệt với số ngày nắng, gió trong năm nhiều nhất cả nước. Theo ông Chris Melone, chính khí hậu nhiều nắng, gió là cơ hội cho mô hình kinh tế mới của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế địa phương.

Theo số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Ninh Thuận có tốc độ gió trung bình 7,1 m/giây, lớn nhất cả nước, mật độ gió từ 400-500 W/m2, cao nhất trong khu vực phía Nam. Toàn tỉnh có trên 20 vùng gió tiềm năng với diện tích hơn 13.000 ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc. Đặc biệt, Ninh Thuận ít có bão nhưng lượng gió lại thổi đều suốt trong 10 tháng/năm với tốc độ từ 6,4 - 9,6 m/giây,  bảo đảm ổn định cho tua - bin gió phát điện.

Cũng theo tổ chức này, Ninh Thuận có thời gian mặt trời chiếu sáng dài và đồng đều trong năm, tiếp nhận hằng năm một lượng bức xạ mặt trời rất lớn, trên 230 Kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2.600 - 2.800 giờ, phân bố tương đối đều trong năm. Trừ những ngày mưa rào, có đến 90% số ngày trong năm có thể sử dụng được năng lượng mặt trời.

Có thể dễ dàng nhận thấy trong 6 cụm ngành được tỉnh Ninh Thuận ưu tiên phát triển đến năm 2020 (bao gồm: năng lượng sạch, du lịch, nông lâm thủy sản, sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh doanh bất động sản phát triển các khu đô thị hiện đại, GD-ĐT nguồn nhân lực chất lượng cao) thì lĩnh vực năng lượng ở vị trí then chốt.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Với chủ đề “Quy hoạch mới – Kịch bản phát triển mới - Cơ hội đầu tư mới”, Ninh Thuận sẽ phát triển theo mô hình kinh tế “xanh và sạch” và “tăng trưởng kinh tế gia tốc” đã được áp dụng thành công tại Singapore, Hồng Kông,… Mô hình này dựa trên 4 giải pháp trụ cột là nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, phát triển thương hiệu và tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh.

Đầu mối kinh tế Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: “Tôi đánh giá cao tiềm năng về năng lượng sạch cũng như sự chủ động tìm kiếm, xây dựng quy hoạch có tầm nhìn, tính cạnh tranh cao của tỉnh Ninh Thuận. Cần huy động nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện thành công quy hoạch trở thành đầu mối kinh tế khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ninh Thuận là nơi được chọn xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân, là cơ hội lớn để phát triển nhanh, bền vững, nhưng đây chỉ mới là bước khởi đầu, cần tiếp tục rà soát, có cơ chế thích hợp, đột phá, cải thiện điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư…”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo