xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ công hơn 1,6 triệu tỉ đồng

Thế Dũng

Số dư nợ công năm 2012 tăng 250.896 tỉ đồng so với năm 2011. Trong đó, một số khoản tăng trên 50%

Hôm nay (10-6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội (QH) về những vấn đề liên quan đến đầu tư công và quản lý đầu tư công. Liên quan đến nợ công, Kiểm toán Nhà nước có báo cáo kiểm toán về niên độ ngân sách năm 2012 gửi đến các đại biểu (ĐB) QH tại kỳ họp QH thứ 7.

Theo Báo cáo các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài quốc gia năm 2012 (Báo cáo chỉ tiêu giám sát nợ công), tổng dư nợ theo Luật Quản lý nợ công đến ngày 31-12-2012 là 1.642.916 tỉ đồng (bằng 55,7% GDP, năm 2011 là 54,9%); số dư nợ công tăng 250.896 tỉ đồng (tương đương 18,02% so với năm 2011). Trong đó, một số khoản tăng trên 50% (như: nợ của chính quyền địa phương tăng 91,9%; các khoản huy động bằng trái phiếu Chính phủ tăng 55,24%...). Tỉ trọng các khoản nợ công thay đổi về cơ cấu. Cụ thể, tỉ trọng nợ vay trong nước và vay nước ngoài là 46,63% và 53,37% (năm 2011 là 43,74% và 56,26%).

Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho biết số liệu nợ công đến ngày 31-12-2012 giảm 1.632,6 tỉ đồng nên so với Báo cáo chỉ tiêu giám sát nợ công (Bộ Tài chính tổng hợp) thì thừa, thiếu một số khoản vay/nợ. Cụ thể: thiếu 1.292,4 tỉ đồng (cập nhật không kịp thời nợ nước ngoài 1.244 tỉ đồng...); thừa 2.925 tỉ đồng (vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh 1.296 tỉ đồng…).

Kiểm toán Nhà nước cho biết năm 2012, công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính chưa tập trung vào một đầu mối là Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại nên việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối còn khó khăn, dẫn đến số liệu tổng hợp còn sai sót. Đặc biệt việc quản lý các khoản vay nước ngoài về cho vay lại, nợ phải trả nước ngoài dùng để cho vay lại (đến ngày 31-12-2012) tương đương 14,27 tỉ USD (tăng 13,7%) so với năm 2011; dư nợ cho vay lại đối với các khách hàng/dự án vay lại là 11,8 tỉ USD.

Bên cạnh đó, công tác quản lý các khoản vay nước ngoài về cho vay lại vẫn chưa có báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá rủi ro (tín dụng, tỉ giá...) đối với các khoản cho vay lại để xác định tình hình nợ xấu và nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ; việc ghi thu, ghi chi chậm chưa được khắc phục theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (các năm 2010, 2011) nên tình trạng các chủ dự án nhận nợ chậm; thu hồi gốc, lãi về quỹ tích lũy không kịp thời còn khá phổ biến. 

Trả nợ thay 1.206,2 tỉ đồng

Đáng chú ý, theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đến ngày 31-12-2012 là 7,2 tỉ USD (tăng 28,57% so với năm 2011). Tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh, hầu hết các chủ đầu tư dự án chưa bố trí đủ mức vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư, chỉ cam kết sẽ bảo đảm tỉ lệ theo quy định (20%) song chưa báo cáo về tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án; 16/53 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng nhưng chưa đăng ký tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, các chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, có 43/77 dự án được cấp bảo lãnh không gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính ít nhất từ 2 quý trở lên nhưng Bộ Tài chính chưa có chế tài xử lý; 30 dự án chậm nộp phí bảo lãnh. Cũng trong năm 2012, Bộ Tài chính đã trả nợ thay cho 5 dự án với tổng số 1.206,2 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo