xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ xấu “ngáng chân” doanh nghiệp

THÁI PHƯƠNG

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Quyền Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, cho rằng một số tổ chức tín dụng ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro…

Số liệu về nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) liên tục “nhảy múa” qua mỗi lần công bố khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Theo các chuyên gia kinh tế, con số 202.000 tỉ đồng nợ xấu vẫn chưa dừng lại và đang tăng lên mỗi ngày.

“Ma trận” nợ xấu

Theo công bố mới nhất của Cơ quan Thanh tra Giám sát NH Nhà nước, nợ xấu toàn hệ thống là 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng và cao gần gấp đôi số liệu các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa ra trước đó (chỉ hơn 117.000 tỉ đồng). Hơn một tháng trước, ngày 7-6, giải trình tại Quốc hội, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết nợ xấu khoảng 10%, tăng từ mức 6% được công bố trước đó. Trong khi những tháng đầu năm 2012, nợ xấu luôn được NH Nhà nước khẳng định ở mức thấp, chỉ vào khoảng 3,2% đến 3,6% nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của hệ thống NH.

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Con số 202.000 tỉ đồng chỉ mới được tính đến hết tháng 3, trong khi thống đốc nói rằng mỗi tháng nợ xấu có thể tăng thêm 8%.
img

Nợ xấu khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn rẻ nên hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Ảnh: HỒNG THÚY

Vậy là đến nay tối thiểu nợ xấu phải hơn 10%. Dư luận băn khoăn là dễ hiểu, bởi con số được công bố có khi chưa phản ánh đủ thực tế”. Còn theo TS Cao Sỹ Kiêm, nợ xấu có thể lên tới 16% và chúng trở thành “hòn đá chắn tất cả dòng lưu thông vốn hiện nay”. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings lại đưa ra con số nợ xấu của các TCTD Việt Nam khoảng 13% tổng dư nợ tín dụng.

Quyền Chánh Thanh tra NH Nhà nước, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, giải thích sự khác nhau là do tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành gồm cả định tính và định lượng, như: thời gian quá hạn, xếp hạng khách hàng, khả năng trả nợ… Một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro… Đáng nói, nợ xấu do TCTD  báo cáo còn thấp hơn nhiều so với kết quả thanh tra tại chỗ của NH Nhà nước.

Doanh nghiệp điêu đứng

Giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân là 26,56% nhưng tốc độ tăng nợ xấu là 51%. Từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng tín dụng chậm lại, nhất là trong 5 tháng đầu năm 2012 tín dụng không tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%.

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, bản chất nợ xấu là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả. Nợ xấu hiện nay của các TCTD phát sinh từ năm 2008 khi môi trường kinh doanh xấu đi vì kinh tế thế giới khủng hoảng. Còn theo một phó tổng giám đốc NH thương mại cổ phần, trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, các NH có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng dù doanh nghiệp (DN) chưa đáp ứng đủ một số yêu cầu. Nay kinh tế khó khăn, tiếp tục cho vay “dễ dãi” sẽ làm tăng nợ xấu. Nhiều DN chấp nhận phá sản khiến các khoản vay NH không trả được cũng góp phần làm nợ xấu tăng lên.

Nợ xấu “ngáng chân” làm DN không thể tiếp cận được vốn vay, hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Lãi suất vay quá cao còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN trong nước.
Trong phiên chất vấn lãnh đạo NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM tại kỳ họp HĐND TPHCM khóa VIII ngày 12-7, nhiều đại biểu tiếp tục xoáy vào chuyện lãi suất hạ đáng kể nhưng DN không vay được vốn rẻ. Thậm chí, có DN dù đã trả xong lãi vay nhưng vẫn bị “điểm mặt” trên Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của ngành NH, bị treo suốt 5 năm mới được gỡ bỏ nên rất khó gõ cửa NH để vay tiếp.
Tổng Thư ký Hiệp hội DN TPHCM, ông Phạm Phước Hưng, nhận xét DN đang loay hoay với hàng tồn kho, vướng nợ quá hạn nên không vay được vốn. Các NH cũng loay hoay giải quyết nợ xấu, lo nợ xấu tăng nên không dám mạnh tay cho DN vay. Vì vậy, ngành NH nên nhanh chóng xử lý nợ xấu để khơi thông tín dụng giúp DN tiếp cận vốn thông thoáng hơn.

Cần làm rõ để quy trách nhiệm

Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển đặt vấn đề: Số liệu về nợ xấu “đá” nhau phải chăng là do các NH báo cáo sai, cố tình giấu nợ xấu hay do tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn làm nợ xấu của DN tăng nhanh? Từ cuối năm 2011 đến nay, các phương án tái cấu trúc hệ thống NH được triển khai, NH Nhà nước liên tục có nhiều biện pháp nhưng nợ xấu vẫn tăng là vì sao? “Chúng ta cần phân tích gốc gác của nợ xấu, xem con số “vênh” nhau đến từ đâu để có hướng xử lý rốt ráo, không thể nói chung chung để rồi trách nhiệm thuộc về ai cũng không rõ” - ông Hiển thẳng thắn.

Kỳ tới: Lập công ty để mua bán nợ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo