xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nơi đặt bài thơ Thần

Bài và ảnh: HỒNG KỲ

Không chỉ có am thờ Lý Thường Kiệt cùng tấm bia đá khắc bài thơ Thần bất hủ Nam quốc sơn hà, đảo chìm Đá Tây còn đang vươn mình giữa biển khơi thành một trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá hiện đại

Đảo chìm Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa nằm trên bãi ngầm san hô có diện tích khá lớn, dài khoảng 7 hải lý, rộng 4 hải lý và có cả những doi cát nổi cao gần 1 m lấp lóa dưới ánh mặt trời. Chính nơi đây có một trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đang ngày càng phát triển.

Vươn ra biển lớn

Ông Chu Đình Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây - Công ty Dịch vụ Khai thác hải sản Biển Đông, cho biết điểm đặc biệt nhất của đảo chìm này là bãi ngầm san hô hình quả trám có mép ngoài cao và dốc thoai thoải vào trong.
Nhiều người ví đảo nằm trong chiếc hồ lớn giữa biển. Sóng gió đại dương dù có lớn tới đâu nhưng vấp phải mép gờ san hô đều bị giảm đi rất nhiều, tạo một khoảng biển rộng lớn khá yên ả.
Đó là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển khu dịch vụ hậu cần nghề cá. Tàu đánh cá xa bờ của ngư dân có thể vào đây neo tránh bão an toàn.
Theo ông Chu Đình Sơn, phát huy lợi thế thiên nhiên cùng sự giúp đỡ hiệu quả của Bộ NN-PTNT, khu dịch vụ hậu cần nghề cá của đảo đã khá hoàn chỉnh với nhiều hạng mục quy mô bên cạnh các hệ thống nhận và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt cho tàu đánh bắt xa bờ.
Tàu bè của ngư dân vào đây được cung cấp nước ngọt miễn phí, dầu và dầu máy được bán bằng giá trên đất liền. “Điều này giúp ngư dân đánh bắt xa bờ tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian đi lại, tăng thời gian bám biển và tận dụng những thời điểm thuận lợi của ngư trường để khai thác” - ông Sơn cho biết.

img

Thu hoạch cá chim trắng ở đảo Đá Tây

Những năm qua, đảo Đá Tây đã triển khai dự án thí điểm nuôi trồng thủy sản với các loại cá chim trắng, chẽm, hồng đen...
Cá được nuôi theo công nghệ của Na Uy trong những lồng lớn trị giá khoảng 300 triệu đồng/chiếc. Lồng có khả năng chịu được sóng cấp 7 nhưng sóng lớn nhất trong lòng hồ từ trước tới nay mới lên tới cấp 5.
Điều kiện thuận lợi và kỹ thuật tốt đã giúp các loại cá nuôi phát triển tốt. Cá chim trắng nuôi sau một năm có thể cho trọng lượng 4 kg/con.
Chúng tôi đến thăm Đá Tây vào lúc khu dịch vụ nghề cá đang thu hoạch lứa cá chim trắng nên được “chủ nhà” hào phóng tặng vài chục con, có con nặng cỡ 5 kg.
“Đúng là cá nuôi ở biển có khác, thịt ngọt và chắc quá” - các thành viên trong đoàn công tác xuýt xoa lúc thưởng thức bữa tối trên tàu trước khi rời Đá Tây đi đảo Trường Sa Lớn.

Tự hào khó tả

Trong Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây có am thờ cùng tấm bia khắc bài thơ Nam quốc sơn hà của danh tướng Lý Thường Kiệt.

Trước bệ thờ và bia đá khắc bài thơ Thần bất hủ, trong lòng mỗi chúng tôi dâng lên cảm xúc tự hào khó tả khi thắp nén nhang thơm tưởng nhớ chiến công hiển hách và công đức của tổ tiên.
Âm hưởng hào hùng của bài thơ Thần ngàn năm trước đang vang vọng hôm nay trên biển xanh mênh mông, nhắc nhở mỗi chúng ta rằng chủ quyền, lãnh thổ Tổ quốc dù ở đâu đều vô cùng thiêng liêng, các thế hệ con Lạc, cháu Hồng phải giữ gìn bằng được cho tới muôn đời sau.

Ông Chu Đình Sơn cho biết Đá Tây sẽ trở thành một khu dịch vụ hậu cần và xuất khẩu thủy sản hiện đại. Cá biển đánh bắt được hay cá nuôi đặc sản tại đây sẽ xuất khẩu trực tiếp từ đảo chứ không phải đưa về đất liền.

Hay tin thành công của dự án nuôi cá đặc sản ở Đá Tây, nhiều bà con ngư dân trên đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi đang rất muốn ra khu dịch vụ để nuôi cá lồng lâu dài.
“Một ngư trường giàu tiềm năng cùng một khu vực dịch vụ hiệu quả đang rộng mở để đón đợi bà con ngư dân ra bám biển lâu dài ở khu vực đảo Đá Tây cũng như các vùng biển rộng lớn xung quanh” – ông Sơn hồ hởi.
Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây này nằm cách Vũng Tàu khoảng 600 km, Nha Trang 500 km, đảo Trường Sa 100 km, có chức năng cung cấp nước ngọt miễn phí, cung cấp các dịch vụ cung ứng nhiên liệu theo đúng giá Nhà nước quy định tại đất liền, sửa chữa tàu thuyền miễn phí; bố trí nơi nghỉ ngơi khi vào tránh trú bão; chăm sóc y tế; cung ứng lương thực, thực phẩm bằng giá mua tại đất liền; trao đổi, mua bán và nhận vận chuyển sản phẩm về đất liền theo giá thỏa thuận...

Tiếp nhận đá chủ quyền Trường Sa

Ngày 30-4, tại núi Bân - TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận những hiện vật do Quân chủng Hải quân và quân dân huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa gửi tặng.

Tặng vật gồm 10 cây bàng quả vuông và 21 đá san hô được lấy từ các đảo, điểm đảo, tượng trưng cho 21 đảo trên quần đảo Trường Sa.
Trong đó, đá san hô là biểu tượng của chủ quyền quốc gia trên biển đảo Trường Sa, mảnh đất mà bao thế hệ người Việt đã ra sức bảo vệ, gìn giữ, xây dựng và phát triển. Còn bàng quả vuông là loại cây có sức sống mãnh liệt nhất, tiêu biểu trong các loại cây ở Trường Sa, tượng trưng cho ý chí, nghị lực của quân dân Trường Sa luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Q.Nhật

Kỳ tới: Khúc bi tráng trên biển

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo