xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nói giùm quyền im lặng

Luật sư NGUYỄN KIỀU HƯNG

Mấy ngày nay, “quyền im lặng” gây nhiều tranh luận trên nghị trường Quốc hội. Trong đó, có một số quan điểm phản biện chống lại việc thực thi quyền này trên thực tế với những lý lẽ thiếu thuyết phục và gây hiểu nhầm nghiêm trọng.

“Quyền im lặng” (the right to remain silent) là quyền được ghi nhận trong hiến pháp của nhiều nước trên thế giới nhằm bảo đảm sự công bằng của pháp luật, là một trong những biện pháp cơ bản để chống bức cung, nhục hình và oan sai. Quyền này, hiểu một cách nôm na, là khi một người tiếp xúc cơ quan tố tụng sẽ được cảnh sát giải thích về các quyền tố tụng, trong đó có “quyền im lặng”. Theo đó, người này có quyền giữ im lặng cho đến khi có luật sư (LS). Im lặng không có nghĩa là không chịu khai báo nhằm cản trở hoạt động điều tra, như lập luận của một số người.

Im lặng là quyền, anh có thể sử dụng hoặc không trong một khoảng thời gian nhất định và thông thường là cho đến khi có sự hiện diện của LS. Nếu anh không có khả năng thuê LS thì nhà nước sẽ chỉ định. Trong trường hợp không tìm được LS hoặc không yêu cầu nhà nước chỉ định, anh phải hợp tác với cơ quan điều tra (CQĐT). Tất nhiên, trong quá trình tố tụng, anh vẫn có thể sử dụng quyền này vào bất cứ lúc nào.

“Quyền im lặng”, tại Việt Nam, hiện chỉ là một cách nói, tham chiếu dựa trên luật Mỹ, từ Lời cảnh báo Miranda (Miranda Warning): “Bạn có quyền giữ im lặng; Bất cứ điều gì bạn nói có thể được sử dụng để chống lại bạn trước tòa án. Bạn có quyền tham khảo ý kiến một LS và có LS hiện diện trong cuộc thẩm vấn. Nếu bạn không đủ khả năng có một LS, một LS sẽ được chỉ định làm đại diện cho bạn”. Đây là câu nói cửa miệng, bắt buộc của cảnh sát Mỹ khi làm việc hay bắt giữ nghi phạm.

Khi người có quan điểm phản biện cố tình không giải nghĩa hết nội hàm của quyền này sẽ dẫn đến hiểu sai hoặc cố tình làm cho người khác hiểu sai, điều đó thật sự nguy hiểm. Bởi cho rằng quyền này làm cản trở hoạt động điều tra, như đã nói, là không có căn cứ vì khi có LS hoặc không muốn có LS, anh phải hợp tác với CQĐT - nghĩa là anh chỉ có quyền chưa khai báo khi chưa đáp ứng một số thủ tục tố tụng chứ không phải là không khai báo trong suốt quá trình tố tụng. Tất nhiên, anh chỉ có quyền chưa khai báo những gì liên quan đến vụ án chứ không có quyền chưa khai báo về các thông tin nhân thân.

Nói lo ngại lực lượng LS không đáp ứng được thì càng không có căn cứ vì chưa có khảo sát nào để biết tỉ lệ LS trên một vụ án. Còn về trình độ học vấn, không cần khảo sát cũng chắc chắn rằng 100% LS tốt nghiệp cử nhân luật.

Thậm chí, khi đề cập quyền này, một đại biểu Quốc hội nói: “… quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân...” thì quá khiên cưỡng! Diễn biến hòa bình là một chiến lược chính trị của thế lực thù địch. Không lẽ cụ thể hóa vào luật cái quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận, phù hợp với công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự, chính trị của công dân mà Việt Nam đã gia nhập từ năm 1982 là một chính sách trong chiến lược đó? Không lẽ bảo vệ cái quyền cơ bản của công dân là chống lại nhân dân?

Như vậy, có lý do gì xác đáng để cản trở quyền này được thực thi? Có thể hoàn cảnh, điều kiện hiện tại của CQĐT chưa đáp ứng yêu cầu này nhưng vấn đề đó hoàn toàn có thể khắc phục và áp dụng theo một lộ trình nhất định để có thời gian hoàn thiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo