xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi khổ người trồng hoa

LÊ HIỀN HẬU - THẾ KHA

Giữa đêm đông giá rét, người dân các làng hoa ở Hà Nội vẫn phải dựng lều bạt giữa vườn để canh chừng kẻ gian trộm đào, quất cũng như nhiều loại hoa, kiểng Tết khác

Từ nhiều năm nay, cứ bắt đầu khoảng 20 tháng chạp, một chiếc lều tạm bợ được coi là “đại bản doanh” của gia đình ông Nguyễn  Quân (cụm 3, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) lại được dựng lên giữa khu vườn đào rộng lớn. “Có của thì phải giữ thôi. Vào dịp này, những tên “hoa tặc” hoành hành suốt đêm” - ông Quân giải thích.

Lơ đễnh là mất tiền triệu

Cả gia đình ông Quân gần chục người chỉ tá túc trong một túp lều vỏn vẹn vài mét vuông được che bởi 2 tấm bạt và mấy chiếc cọc yếu ớt. Bốn anh em ông Quân sở hữu 5 sào đất trồng đào, đi từ đầu đến cuối khu vườn dài tới 1 km, nên từ ngày 18 tháng chạp, gia đình ông đã bắt đầu dựng lều canh trộm. Ban ngày cũng như ban đêm, 24/24 giờ gia đình ông đều phải có người để trông nom cũng như chờ khách đến mua.

Anh Dũng, quê ở Văn Giàn, Hưng Yên canh số quất đưa từ quê lên Hà Nội bánẢnh: LÊ HIỀN HẬU
Anh Dũng, quê ở Văn Giàn, Hưng Yên canh số quất đưa từ quê lên Hà Nội bánẢnh: LÊ HIỀN HẬU

Theo ông Quân, không trồng cây gì vất vả bằng đào. Đến mùa thu hoạch còn vất vả hơn, nhất là từ 20 tháng chạp trở đi. “Cả ngày có khi chỉ ngủ được 2 giờ, còn hầu hết là thức trắng. Ban ngày bận rộn với việc bán đào, bê vác cây cho khách đã đành, đến tối vẫn chẳng được ngủ vì phải trông trộm. Rét mướt, khổ cực nhưng vườn đào là mồ hôi, công sức của cả gia đình cả năm trời nên hầu như nhà nào cũng phải dựng lều bạt ở vườn để trông coi. Lơ đễnh một chút là bị trộm ngay” - ông Quân cho biết.

Để hạn chế việc mất trộm đào, người dân Nhật Tân đã đưa ra một quy định ngầm: Từ 19 giờ trở đi, chỉ những người dân trong làng mới được chở đào ra khỏi địa phận của phường. Tuy nhiên, việc mất trộm vẫn xảy ra.Theo ông Lê Đình Quyết (cụm 3, phường Nhật Tân), đào chủ yếu bị trộm vào lúc chập choạng tối hay nửa đêm, khi ít người qua lại. “Hôm rồi, có nhà mất tới 20 cành đào chỉ trong một buổi tối, tính ra cũng ngót nghét 10 triệu đồng đấy chứ ít đâu” - ông Quyết xót xa.

Được mùa ở vườn, mất mùa trên phố

Theo ông Nguyễn Văn Thành (chủ vườn quất ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP Hà Nội), năm nay kinh tế khó khăn nên quất bán chậm hơn năm ngoái. Cứ vào 20 tháng chạp là gia đình ông lại “đánh” hết các cây quất lên bồn rồi chở ra ven đường Lạc Long Quân bán.

Dọc tuyến đường Lạc Long Quân, Hoàng Quốc Việt, Nghi Tàm, Âu Cơ…, hàng trăm người ở các địa phương lân cận Hà Nội cũng đưa đào, quất về bán. Ban đêm ít người mua, những người bán đào, quất ngồi túm tụm lại bên những đống lửa nhỏ, vừa trò chuyện cho đỡ lạnh vừa canh trộm.

Ngồi trong lều, chăn quấn kín người nhưng ánh mắt của những người trông đào, quất vẫn dán vào từng gốc cây. “Hy vọng năm nay bán được hàng, vợ con sẽ có cái Tết ấm cúng. Cả năm trồng và chăm sóc cây, niềm hy vọng của những nông dân chỉ tập trung vào mấy ngày Tết” - anh Dũng (quê Hưng Yên) mong mỏi.

Để kiếm được vốn lẫn lãi là điều không hề đơn giản bởi nhiều khi nông dân được mùa ở vườn nhưng lại mất mùa trên phố, phụ thuộc vào “hoa tặc” và túi tiền của khách nữa. “Năm nào cũng 1-2 tuần lễ ăn ngủ lề đường như vậy khổ lắm nhưng chúng tôi vẫn phải cố thôi” - anh Dũng nói. 

“Sát hại” đào, quất

Không chỉ trộm, kẻ xấu còn tìm nhiều cách phá hoại sản phẩm của những người trồng đào, quất trên địa bàn quận Tây Hồ. Trước Tết Nguyên đán 2013 khoảng 2 tuần, vườn quất của gia đình ông N.T ở phường Phú Thượng bỗng dưng héo dần. Sau khi tìm hiểu, ông N.T mới biết kẻ xấu đã lợi dụng lúc gia đình ông sơ hở, phun một loại thuốc lên các cây quất khiến quả cứ héo và thối dần.

Cách đây hơn 1 tháng, vườn quất của gia đình bà Bùi Thị Minh Thuần và ông Bùi Quang Chi (cụm 1, phường Tứ Liên) cũng bị kẻ xấu lẻn vào dùng cưa máy cưa 2/3 gốc quất đẹp và có giá trị nhất vườn. Nhìn vườn quất héo dần mà không thể nào cứu vãn được, bà Thuần chỉ còn biết lau nước mắt xót xa công sức của gia đình đã bỏ ra trong cả năm trời coi như “đổ sông đổ bể”. Theo khổ chủ, chỉ những người am hiểu về quất mới có thể ra tay sát hại loại cây này một cách tinh vi như vậy. Tuy nhiên, việc tìm ra thủ phạm là quá khó khăn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo