xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nơm nớp lo nhà nghiêng

Thế Dũng

Hàng loạt ngôi nhà, chung cư ở Hà Nội có hiện tượng nghiêng, lún sụt gần đây khiến nhiều người bất an

Sau sự cố một ngôi nhà 5 tầng trên phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa-Hà Nội) bị sập đổ hoàn toàn và một ngôi nhà 5 tầng khác cũng ở trên con phố này bị nghiêng, người dân đã liên tục phản ánh thêm nhiều ngôi nhà và chung cư đang trong tình trạng lún sụt, nguy hiểm.

Lún sụt nhiều nơi

Ngày ngày, người dân ở khu vực Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa lo ngay ngáy khi phải qua lại ngôi nhà 5 tầng số 82 phố Trần Quang Diệu bị sụt lún nền móng, đã bị nghiêng và tách khỏi nhà bên cạnh khoảng 20-30 cm.
 Ông Nguyễn Văn Hữu, chủ ngôi nhà này, cho biết từ mấy năm trở lại đây, tường nhà ông cứ tách dần ra với tường nhà kế cận và càng lên cao khe hở càng rộng. Bậc thềm của ngôi nhà cũng bị lún sụt, để lại những khe hở lớn.
img
Chung cư cũ trên phố Kim Mã Thượng (Hà Nội) đã lún sụt. Ảnh: Tiến Dũng
Người dân ngụ gần ngôi nhà 5 tầng số 366 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cũng nơm nớp lo vì nó đang nghiêng sang một bên và phần trên đã tách ra khỏi nhà số 364 kế bên tới hơn 20 cm.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ nhà số 370 Cầu Giấy cạnh đó, lo lắng: “Ngôi nhà số 366 bị nứt và độ nghiêng sang phía nhà tôi ngày càng lớn. Tôi đã phải đưa người nhà đi nơi khác. Vết nứt này còn lớn hơn cả vết nứt tại ngôi nhà 47 Huỳnh Thúc Kháng trước lúc bị sập nên gia đình tôi càng lo sợ”.

Từ nhiều tháng nay, một ngôi nhà 5 tầng khác nằm ở ngã ba phố Ngô Sỹ Liên và Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa) cũng bị nghiêng ra phía ngoài đường do móng yếu. Chủ ngôi nhà đã phải thuê “thần đèn” chống đỡ và gia cố móng.

Lo sợ ở chung cư cũ

Không chỉ nhà tư nhân bị lún sụt, nguy hiểm, người dân Hà Nội còn đang lo ngay ngáy bởi tuổi thọ và sự xuống cấp của các chung cư cũ.
Điển hình là chung cư tập thể cũ của Bộ Tư pháp trên phố Kim Mã Thượng (phường Cống Vị, quận Ba Đình) hiện đang lún nghiêng 30 - 50cm so với chiều thẳng đứng.
Hiện khu tập thể này có 63 hộ gia đình sống trong 3 khối nhà liền nhau. Theo phản ánh của người dân, từ nhiều năm qua, khối 1 và 3 đã tách khỏi khối 2 (nằm giữa), có chỗ tách rời nhau hàng chục cm. Trước đây, tường của các khối này được xây dính khít với nhau. Hầu hết các căn hộ ở đây đều được người dân tự ý cơi nới thêm.

Trước đó, hàng trăm hộ dân ở các chung cư cũ Y1, Y2, Y3 và C1 khu Thành Công (quận Ba Đình) và Nam Thành Công (Đống Đa) luôn sống trong sợ hãi vì tòa nhà cứ lún dần theo từng năm. Trong đó, tòa nhà C1 còn lún tới mức tầng trệt nằm gần trọn dưới lòng đất. Rất may 4 chung cư “già nua” này đã được phá dỡ và xây lại. 

Cải tạo, xây dựng tùy tiện

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Bình,  Viện phó Viện Khoa học - Công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội, cho biết việc xảy ra lún sụt tại khu Thành Công và nhiều nơi ở Hà Nội là do các lớp đất đặt móng bị lún và do tác động của các công trình xây dựng xung quanh.
Ông Bình giải thích: Nền đất yếu hay tốt phụ thuộc vào quy mô và tải trọng công trình xây dựng. Do vậy, nếu chủ quan vào nền đất tốt mà xây dựng công trình lớn, cao tầng nhưng không có biện pháp xử lý nền móng thì công trình bị lún và có thể kéo theo các công trình nhỏ xung quanh.

Nguyên nhân khác dẫn đến lún, nghiêng nhà, theo ông Bình, là do tải trọng công trình vượt quá sức chịu tải cho phép của lớp đất đặt móng, trong khi lớp đất đó không được xử lý, gia cố phù hợp. Bên cạnh đó, công trình lún sụt còn do thiếu kiến thức về xây dựng, xây dựng tự phát theo kinh nghiệm dân gian, cơi nới cải tạo tùy tiện, không khảo sát địa chất, trình độ, chất lượng thi công kém…

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Bình, khu vực Thành Công mới đây xảy ra nhiều sự cố lún, sập nhà là do có cấu tạo địa chất công trình phức tạp, đất tốt xen lẫn đất yếu.

Nhà 6 tầng ở TPHCM nghiêng 0,5 m

Ngôi nhà số 190 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh - TPHCM đang bị nghiêng hơn 0,5 m và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Để che giấu, chủ nhà đã gắn tấm sắt bịt kín khoảng cách giữa ngôi nhà và nhà bên cạnh.

Một người dân ở gần đó cho biết: “Nhà này đã bị nghiêng từ nhiều năm trước. Gần đây, tình trạng nghiêng càng thấy rõ. Người dân cũng rất lo ngại nguy cơ ngôi nhà có thể ngã đổ nhưng chưa thấy chính quyền can thiệp”. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, ngôi nhà này đang “tựa” vào nhà kế bên.

Ông Lê Văn Ngọc, Chủ tịch UBND phường 26, quận Bình Thạnh, ngày 7-4 cho biết: “Từ năm 2008, quận đã yêu cầu phường thống kê và lập danh sách những ngôi nhà bị lún, nghiêng. Có khoảng 10 ngôi nhà trên địa bàn phường bị nghiêng và lún. Chúng tôi cũng đã vận động các hộ này sửa chữa, khắc phục nhưng do nhiều hộ chưa đủ tiền nên chậm sửa chữa. Đối với ngôi nhà 6 tầng bị nghiêng này, chúng tôi cũng đã vận động khắc phục từ nhiều năm qua”. Ông Ngọc khẳng định ngoài việc vận động, phường chưa có biện pháp nào khác.

P.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo