xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông dân bị vạ lây

Ca Linh - Thốt Nốt

Vinafood 2 được nhà nước giao thu mua tạm trữ lúa gạo nhưng đã không thực hiện đúng quy định, không giao dịch trực tiếp với người trồng lúa hoặc không tổ chức liên kết được thành hệ thống mua bán.

Hậu quả, nông dân vẫn phải bán qua thương lái nên khó đạt được lợi nhuận 30% như mong muốn. Từ câu chuyện Vinafood 2 cho thấy chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo còn nhiều bất cập.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa ở ĐBSCL đang ở mức từ 4.500-4.600 đồng/kg (lúa tươi, loại thường) và từ 4.650-4.750 đồng/kg (lúa tươi, hạt dài). Như vậy, đối với các loại lúa đã được nông dân hoặc thương lái cho phơi, sấy khô sẽ có giá cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg.

Thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng của nông dân Ảnh: THỐT NỐT
Thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng của nông dân Ảnh: THỐT NỐT

Lão nông Lê Văn Lam (ngụ xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) cho biết về lý thuyết, để nông dân đạt lợi nhuận 30% thì giá lúa tươi loại thường phải đạt từ 4.800 đồng/kg bởi giá thành sản xuất bình quân hiện nay đã xấp xỉ 3.800 đồng/kg, còn tại Đồng Tháp đã hơn 4.100 đồng/kg.

“Mỗi khi có thông tin Chính phủ cho phép triển khai chính sách thu mua tạm trữ thì giá lúa có nhích lên đôi chút nhưng cũng không giữ được bao lâu rồi “rớt” xuống trở lại. Với giá lúa hiện nay, sau khi trừ đi hết các chi phí, mỗi hecta nông dân chỉ lời khoảng 2 triệu đồng cho hơn 3 tháng dày công chăm sóc. Khoản lời như vậy thì nông dân chỉ có thể sống lay lắt qua ngày chứ làm sao mà khá lên được” - ông Lam nói.

Cũng theo ông Lam, thay vì nhà nước hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (DN) thu mua tạm trữ lúa gạo thì nên lấy số tiền đó cho nông dân vay với lãi suất thấp hoặc không lãi để xây dựng kho chứa, lò sấy; qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất và nông dân cũng đạt được lợi nhuận nhiều hơn.

Gần đây, lãnh đạo một số tỉnh, thành ở ĐBSCL đã kiến nghị Thủ tướng cho các địa phương chủ động trong việc thu mua tạm trữ để nông dân và DN chủ động định hướng trong thu hoạch, tiêu thụ lúa.

Ông Huỳnh Văn Gành, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, cho biết tổng sản lượng lúa trong tỉnh đã đạt hơn 2 triệu tấn/năm mà các DN chỉ được phân bổ chỉ tiêu thu mua hơn 84.000 tấn thì chẳng đáng vào đâu. Phần còn dư nông dân phải chờ thương lái từ các nơi khác đến thu mua.

“Cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chưa tìm được đầu ra ổn định trong khi lúa gạo trong nước đang thừa, có nơi làm đến 3 vụ/năm” - ông Gành chia sẻ.

Còn bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, kiến nghị cần quy định rõ trách nhiệm từ các ngân hàng, DN khi tham gia thực hiện chương trình, đồng thời tạo điều kiện cho DN xúc tiến thương mại tại các thị trường tiềm năng. Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

“Về lâu dài, các DN phải bỏ tiền ra để đầu tư theo hình thức xã hội hóa chứ không thể bao cấp như thế này mãi. Số tiền hỗ trợ sẽ giúp các DN có tâm quyết đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, kho chứa hoặc liên kết với nông dân để cùng chia sẻ lợi nhuận. Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ nâng cao năng lực cho các HTX bằng cách cho vay vốn dài hạn đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và tìm kiếm thị trường” - ông Hùng kiến nghị.

TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ là chủ trương đúng đắn vì sau khi công bố thu mua tạm trữ, giá lúa tăng lên từ 100-300 đồng/kg. Nhưng việc người nông dân có được lợi nhuận 30% từ chính sách này hay không là chuyện khác.

Thứ nhất, thời điểm thu mua tạm trữ chưa hợp lý. Một số tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp thường thu hoạch lúa sớm hơn các tỉnh trong vùng nên khi nông dân đã bán lúa cho thương lái để trả nợ đại lý vật tư nông nghiệp hoặc ngân hàng trước khi chính sách này được ban hành. Thứ hai, một số tỉnh có sản lượng lúa lớn nhưng được giao chỉ tiêu mua tạm trữ ít cũng không giải quyết được lượng lúa thu hoạch. Thứ ba, với chính sách này đáng lẽ doanh nghiệp phải thu mua tạm trữ lúa của nông dân nhưng họ lại thu mua tạm trữ gạo của DN nhỏ và thương lái.

“Nếu DN mua lúa họ phải tốn chi phí bảo quản, sấy. Trong khi mua gạo thì tiện lợi, không thực hiện các khâu trên. Vì vậy, chính sách này chỉ giải quyết lượng hàng hóa cho DN nhỏ và thương lái” - TS Bảnh nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo