xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông dân vẫn chưa vui

VY TƯỜNG VĨNH - THỐT NỐT

Giá lúa tuy có nhích lên một ít nhưng thị trường lúa, gạo ở ĐBSCL vẫn chưa sôi động. Nông dân chưa thể có lợi nhuận tối thiểu 30%

Đến chiều 3-3, nông dân ở ĐBSCL vẫn tỏ ra chưa vui vì đã thu hoạch xong nhưng giá bán lúa lại không cao. “Thương lái mua lúa hạt dài tại ruộng với giá 4.600 đồng/kg, lúa IR 50404 giá 4.400 đồng/kg, tăng từ 300 - 400 đồng/kg so với cách đây 1 tuần” - nông dân Điền Văn Bảnh, ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang, cho biết. Đây cũng là giá mua lúa phổ biến ở ĐBSCL.

Mua từ lúc nào?

Tuy có tăng nhưng giá này vẫn chưa bảo đảm lợi nhuận tối thiếu 30% cho nông dân theo chủ trương của Nhà nước. Hiện nay, nông dân vẫn phải bán lúa cho thương lái là chủ yếu. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều nông dân và dư luận băn khoăn là doanh nghiệp mua lúa, gạo tạm trữ từ lúc nào  dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố mua từ ngày 20-2. Trước thời điểm này, giá lúa ở ĐBSCL rất thấp nên không loại trừ khả năng nhiều doanh nghiệp đã mua tạm trữ trước đó nhưng không công bố, nay hạch toán theo giá mới để lấy chênh lệch. Cũng không loại trừ trường hợp thương nhân đã mua lúa “đầu cơ” trước đó, nay thu lợi.

img
Lúa đông xuân đã thu hoạch gần hết nhưng vẫn còn khá nhiều nông dân chưa bán được lúa. Ảnh: NGỌC TRINH

Ông Nguyễn Phúc Khang, ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ, cho biết gia đình ông vừa gặt xong hơn 2 ha lúa thơm OM 7347 với năng suất tương đối cao. Tuy nhiên, trong hơn tuần qua, trên địa bàn xã gần như không thấy thương lái mua lúa hạt dài chất lượng cao mà chỉ tập trung thu gom lúa IR 50404. Cũng theo ông Khang, hiện giá 2 loại lúa này chênh lệch nhau không nhiều. “Vụ này, trồng lúa kiếm lời hẻo lắm. Với giá lúa như hiện tại thì Nhà nước rất khó khuyến khích nông dân trồng lúa chất lượng cao vì chi phí đầu vào rất lớn. Trong khi đó, năng suất lúa IR 50404 bằng hoặc cao hơn lúa hạt dài nhưng lại dễ trồng, chi phí thấp” - ông Khang phân tích.

Xuất hiện “cò” mua lúa

Nông dân Phạm Văn Hạnh, ở xã Đa Phước, huyện An Phú - An Giang, cho hay gia đình ông đang thuê xe trâu chở lúa vừa gặt xong ngoài ruộng đem về phơi sấy lại để mong được bán với giá cao hơn so với bán tại ruộng. Cũng như nhiều địa phương khác ở ĐBSCL, gia đình ông Hạnh vẫn chưa tìm được thương lái để bán lúa. Gần đây, ở khu vực này xuất hiện “cò” mua lúa. “Gia đình tôi vừa thu hoạch được hơn 4,5 ha lúa IR 50404 với năng suất khoảng 8 tấn/ha. Một số “cò” vừa đến trả giá 4.600 đồng/kg, nếu đồng ý thì họ sẽ gọi thương lái đến mua. Giá lúa này, hộ nào vay tiền ngân hàng để trồng lúa coi như không có lời. Tôi thấy việc Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tiền mua lúa, gạo tạm trữ chẳng có lợi cho nông dân. Phải chi Nhà nước lấy số tiền này cho tụi tôi vay với lãi suất thấp để trồng lúa còn có ý nghĩa hơn” - ông Hạnh nhận định.

Nghi vấn phân bổ chỉ tiêu tạm trữ

Trong khi đó, một lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đặt nghi vấn: “Điều dư luận quan tâm hiện nay là cách phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo cho các doanh nghiệp, liệu có ưu ái cho các doanh nghiệp “con cưng” thuộc VFA hay không? Hiện nay, nhiều địa phương phàn nàn chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo phân bổ chưa hợp lý theo sản lượng của từng địa phương. Có tỉnh sản lượng lúa lớn nhưng lại được phân bổ chỉ tiêu ít và ngược lại!”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo