Cụ thể, I-131 đo được 44,9±3,5 mBq/l (trong khi giới hạn theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản đối với trẻ em là 100 Bq/l, người lớn là 300 Bq/l). Như vậy, nồng độ này thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.
Viện Nghiên cứu hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) cũng tiến hành đo đạc mẫu son khí tại Đà Lạt.
Kết quả, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất), còn tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là là I-131, Cs-134 và Cs-137, ở mức tương ứng là 55,4 ± 15,1; 1,7 ± 1,0 và 1,3 ± 0,8 micro-Bq/m3. Đây là mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Các giá trị đo tại trạm quan trắc thuộc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cũng cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 13-4 so với ngày 12-4.
Đám mây dự đoán lúc 2 giờ ngày 15-4 (tính toán ngày 12-4)
Trong khi đó, theo dự đoán của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), đám mây phóng xạ tiếp tục lan rộng tại khu vực Đông Nam Á trong ngày 14-4 và di chuyển về phía Ấn Độ, xuống Nam bán cầu. Tuy nhiên, nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc tại Đông Nam Á là rất thấp so với mức cho phép.
Tại Nhật, tính đến ngày 13-4, 250 tấn nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima 1 đã được chuyển từ rãnh bê tông sang bể ngưng tụ của tổ máy số 2. Mức độ phóng xạ trong nhà máy trong ngày 12 và 13-4 tiếp tục giảm nhẹ.
Mức độ bức xạ trong nước biển gần nhà máy đo ngày 10-4 cũng đã giảm. Mức độ I-131 gần cổng lấy nước của tổ máy số 2 là 200 Bq/cm3, gấp 5.000 lần giới hạn cho phép, giảm đáng kể so với mức gấp 7,5 triệu lần đo ngày 2/4.
Còn tại điểm đo cách cổng xả của nhà máy 30m về phía bắc, mức độ I-131 là 11 Bq/cm3, gấp 280 lần giới hạn cho phép, thấp hơn so với mức 2.800 lần đo ngày 7-4.
Bình luận (0)