xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ô nhiễm tràn ngập Bình Chánh

Bài và ảnh: THU SƯƠNG

Người dân khốn đốn vì sống chung với chất độc trong khi chính quyền gần như bị “trói tay” vì không thuộc thẩm quyền xử lý

Ngày 7-9, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM đã tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân ba xã Lê Minh Xuân, Tân Nhựt và Bình Lợi của  huyện Bình Chánh về vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh KCN Lê Minh Xuân.

Xã nông thôn mới cũng bị “tấn công”

Ông Phạm Văn Lê, Trưởng ban nhân dân ấp 6, xã Lê Minh Xuân, phản ánh: Tại địa bàn ông ở các con kênh chạy dọc tuyến đường Võ Hữu Lợi, Láng Le - Bàu Cò… nước đen thui, bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm. Cho rằng nước xả ra từ KCN, người dân nhiều lần phản ánh nhưng Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) huyện Bình Chánh cho biết việc kiểm tra thuộc quyền của Ban Quản lý các KCX- KCN TP (Hepza), huyện không thể can thiệp. Thậm chí, nhiều hộ dân quá bức xúc đã kéo đến chính cơ sở đang xả thải để yêu cầu khắc phục nhưng không thể gặp được người điều hành cơ sở. 
 
Cũng như ông Lê, Trưởng ban nhân dân ấp 7, xã Lê Minh Xuân, ông Nguyễn Thuận Giàu, cho biết các tuyến kênh nội đồng: kênh B, kênh C… đều đã bị ô nhiễm khiến cho chăn nuôi năng suất thấp. Bên cạnh đó, chỉ các hộ dân dọc theo Tỉnh lộ 10 và kênh B mới được sử dụng nước máy, còn lại phải sử dụng nước giếng khoan nhưng hiện nay nước rút lên có mùi hôi, chứng tỏ mạch nước ngầm đã bị thẩm thấu ô nhiễm. “Ngay sáng nay, tôi vẫn thấy “nước cà phê” từ cống 6 liên tục đổ ra kênh C”- ông Giàu dẫn chứng.
img
Nước từ cống xả số 6 KCN Lê Minh Xuân xả ra kênh B đen đặc
 

Ông Nguyễn Văn Mách, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Nhựt, cũng khẳng định nông dân Tân Nhựt bị ảnh hưởng vì sử dụng nước kênh nội đồng bị ô nhiễm, nhất là các hộ nuôi cá. Còn với xã Bình Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Thế Vinh cho biết Bình Lợi có ấp 1 và ấp 4 chịu ảnh hưởng nặng do gần kênh B, xã đã nhận nhiều phản ánh từ người dân về việc lấy phải nước ô nhiễm, cá bơi lờ đờ và chết. “Bình Lợi là một xã nông thôn mới, nếu cứ tiếp tục tình trạng này, chất lượng nông sản sẽ bị suy giảm và không đạt hiệu quả của xã nông thôn mới”- ông Vinh nhấn mạnh. 

Một cổ hai tròng!

Không chỉ KCN Lê Minh Xuân, tham gia “tấn công” người dân huyện Bình Chánh còn có khu tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Lê Minh Xuân, khu này quy tụ 127 cơ sở sản xuất, đa phần là các ngành nghề gây ô nhiễm cao: dệt nhuộm, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ… từ các quận nội thành dời ra. Theo Phòng TN-MT huyện Bình Chánh, phần lớn các cơ sở sản xuất trong khu TTCN đều có ý thức bảo vệ môi trường vì thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý về lĩnh vực môi trường. Theo ông Trần Ngọc Thành, Phòng Quản lý môi trường Sở TN-MT TPHCM, sở này đã phối hợp lấy mẫu khí thải tại 6 vị trí khu TTCN để kiểm tra. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu cơ bản đều đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, ý kiến của các nhà quản lý không được người dân đồng ý. Bởi theo người dân, các cơ sở trong khu TTCN dường như không xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Một người dân bức xúc cho biết Hepza có xuống kiểm tra nhưng báo trước 3 - 4 ngày, khi đó “hiện trường” đã được dọn dẹp sạch sẽ. Còn bình thường, các nhà máy trong khu TTCN lắp đặt ống khói thấp, chỉ ngang đỉnh xưởng nên khói bay vào nhà người dân như sương mù. “Mỗi xưởng có một mùi hôi đặc trưng, dân ngửi riết thành quen, chỉ cần ngửi mùi cũng biết là xưởng nào xả ra”- một người dân dẫn chứng. Chính vì vậy, người dân đề nghị các cơ quan chức năng cần đổi mới các biện pháp quản lý, kiểm tra để “cắt” được sự đối phó của doanh nghiệp, phát hiện đúng sai phạm.

“Kênh Ba Bò” tại KCN Lê Minh Xuân

“Thông qua buổi tham vấn, Ban Kinh tế - Ngân sách gõ một hồi chuông báo động với huyện Bình Chánh và TP về tình hình ô nhiễm tại Bình Chánh” - ông Phạm Văn Đông nói.

Trước sự bức xúc của người dân, ông Phạm Văn Đông, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM, quyết định đi thực tế các điểm nóng môi trường mà người dân phản ánh, thay vì ngồi trong hội trường lấy ý kiến. Trăm nghe không bằng một thấy, tại vị trí cửa xả số 6 từ KCN Lê Minh Xuân ra kênh C, nước đen đặc và đầy chất rắn lơ lửng trên mặt. Tại cống 8 xả nước từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN này ra kênh B, đoàn làm việc không khỏi bất ngờ khi chứng kiến một hình ảnh quen thuộc của kênh Ba Bò: khối bọt trắng xóa trôi lềnh bềnh trên dòng nước thải không ngừng tuôn ra từ cửa xả.  Bên cạnh KCN, các lò nấu nhôm trong khu TTCN không ngừng xả khói mịt mù, khét lẹt vào môi trường.
Ông Đông đánh giá nỗ lực kiểm soát ô nhiễm của địa phương  và sở ngành liên quan vẫn chưa đủ vì ô nhiễm khí, khói bụi tại KCN và TTCN Lê Minh Xuân phát sinh nhiều hơn thời gian trước. “Thông qua buổi tham vấn, Ban Kinh tế - Ngân sách gõ một hồi chuông báo động với huyện Bình Chánh và TP về tình hình ô nhiễm tại Bình Chánh”- ông Đông nói.

53 tuyến kênh đều ô nhiễm

Theo ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, kiểm tra 53 tuyến kênh chảy qua địa bàn huyện có 28 tuyến ô nhiễm nhẹ, 18 tuyến ô nhiễm trung bình và 7 tuyến ô nhiễm nặng do nước thải từ các KCN, cơ sở sản xuất và thượng nguồn (huyện Củ Chi) đổ về.

Hôm nay (8-9), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM sẽ tiến hành khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý nước thải tại KCN Lê Minh Xuân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo